Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeChăm Sóc BéViêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không?


Viêm mũi dị ứng thường tái phát khi thời tiết thay đổi, gây phiền hà cho trẻ nhỏ. Mặc dù không có mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên, vì không thể hoàn toàn loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong môi trường sống, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm mũi dị ứng là một dấu hỏi lớn đối với bậc cha mẹ. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không? Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em là gì?

Bên trong khoang mũi có một lớp niêm mạc dày chứa nhiều mạch máu và tế bào tiết chất nhầy. Dưới lớp niêm mạc này, còn có các tế bào miễn dịch.

Khi có một tác nhân kích thích tế bào niêm mạc hoặc tác nhân dị ứng kích thích tế bào miễn dịch, chúng sản sinh chất làm cho mạch máu trong niêm mạc mũi giãn ra, làm niêm mạc sưng lên và gây nghẹt mũi.

Tác nhân tác động vào niêm mạc hoặc dị ứng kích thích tế bào miễn dịch gây viêm mũi

Những chất này cũng khiến tế bào niêm mạc tiết ra nhiều chất nhầy, gây ra tình trạng chảy mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi.

Dựa trên cơ chế này, viêm mũi có thể chia thành hai loại viêm mũi không dị ứng và viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi không dị ứng

Do các yếu tố kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, khói nhang, khói đốt, bụi, nước hoa hoặc yếu tố về khí hậu như nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Ngoài ra, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng thường gây viêm mũi, đi kèm với sốt, mệt mỏi và đau họng.

Nếu triệu chứng này kèm theo sốt cao, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, có thể là viêm mũi – xoang do vi trùng và cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Ở trẻ lớn, viêm mũi có thể xuất hiện sau khi ăn thức ăn cay hoặc trong các chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ gái đã dậy thì.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh này do các yếu tố dị ứng trong môi trường hằng ngày chúng ta hít phải. Các tác nhân như mạt bụi nhà, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, phấn hoa và cỏ thường là nguyên nhân gây viêm mũi. Một số loại dị ứng xuất hiện nhiều hơn trong các mùa đặc biệt, ví dụ như mạt nhà, nấm mốc, gián (mùa mưa hoặc ẩm), phấn hoa và cỏ (mùa cuối năm).

Các dị nguyên này rất nhỏ và khó xác định loại nào gây ra tình trạng viêm mũi. Điều này giải thích tại sao triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể trầm trọng hơn vào một số thời điểm trong năm. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm dị ứng đặc biệt.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một tình trạng thường xuất hiện với các triệu chứng như hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi và ngứa mũi. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể lên đến 40%. Tuy nhiên, trẻ em mắc bệnh chàm hoặc hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không? 2
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không là câu hỏi của nhiều phụ huynh

Chữa trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em là điều hoàn toàn không dễ dàng. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ thường bao gồm côn trùng, lông động vật nuôi (như chó, mèo), bào tử nấm (mốc) và phấn hoa,…

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng là kết quả của phản ứng dị ứng của cơ thể với các nguyên nhân gây dị ứng. Phản ứng dị ứng xảy ra khi tế bào mast và basophils trong cơ thể được kích thích, tạo ra các hợp chất tự nhiên như histamine, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa, hắt hơi và sổ mũi.

Vậy nên để trả lời cho câu hỏi “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không?” thì là không thể chữa trị hoàn toàn. Do không thể hoàn toàn loại bỏ các nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng trong môi trường sống của trẻ.

Các bước cha mẹ nên thực hiện khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giữ mũi sạch và tránh tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Vệ sinh chỗ ngủ của trẻ: Đặc biệt quan trọng khi thời tiết ẩm ướt, để hạn chế sự phát triển của nấm mốc và ký sinh trùng.
  • Đảm bảo độ ẩm và thoáng mát trong phòng ngủ: Duy trì độ ẩm và lưu thông không khí để tạo môi trường trong lành cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm: Sử dụng khẩu trang thích hợp cho trẻ khi ra ngoài để giảm tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không? 3
Vệ sinh mũi họng thường xuyên để tránh viêm mũi dị ứng
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng: Tránh trồng hoa và nuôi vật nuôi trong nhà, đặc biệt nếu trẻ mắc viêm mũi dị ứng.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ.
  • Giữ ấm cơ thể của trẻ: Cần tránh để trẻ bị cảm lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tăng cường vitamin qua chế độ ăn: Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp đủ vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho trẻ uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày.
  • Thăm bác sĩ chuyên khoa: Khi triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài do thay đổi thời tiết đột ngột, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị hợp lý, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết đột ngột, nên đưa trẻ đến một cơ sở y tế uy tín chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và chọn biện pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết của Long Châu giúp các bậc cha mẹ trả lời được câu hỏi viêm mũi dị ứng ở trẻ em có chữa được không.

Xem thêm: Diện chẩn chữa viêm mũi dị ứng



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments