Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngVắc xin Imojev (Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản thế hệ...

Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới


Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền sang người qua đường muỗi đốt. Bệnh chủ yếu phổ biến ở Châu Á. Hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh viêm não Nhật Bản. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả, ngoài thực hiện các biện pháp chống muỗi thì vắc xin viêm màng não đóng vai trò một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh viêm màng não ở nước ta. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về một trong những loại vắc xin phòng ngừa căn bệnh này – vắc xin Imojev.

Thông tin cơ bản về vắc xin Imojev (Thái Lan)

Nguồn gốc

Imojev là vắc xin sống giảm độc lực, có tác dụng để phòng ngừa viêm não Nhật Bản, được nghiên cứu bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp) và sản xuất tại Thái Lan. Sở dĩ có cái tên Imojev (Thái Lan) là do vắc xin này được sản xuất tại nhà máy Sanofi Pasteur tại Thái Lan. Vắc xin được đặt tên theo nước sản xuất là Thái Lan để phân biệt với vắc xin Imojev (Pháp) trước đó.

Vắc xin Imojev có nguồn gốc từ Pháp

Đường tiêm

  • Phương pháp tiêm chủng cho trẻ 9 – 24 tháng tuổi: Tiêm mặt trước hoặc mặt bên của đùi hoặc vùng cơ delta ở cánh tay, với liều 0,5 ml.
  • Phương pháp tiêm chủng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm bắp cánh tay tạo vùng cơ delta, với liều 0,5 ml.

Chống chỉ định

  • Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn không nên tiêm liều thứ hai. Những người bị dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin viêm não Nhật Bản không nên tiêm.
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bao gồm đang điều trị hóa trị và sử dụng corticosteroid toàn thân liều cao trong ≥ 14 ngày.
  • Những người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có hoặc không có triệu chứng, đều bị suy giảm chức năng miễn dịch.

Thận trọng khi sử dụng

Nếu bạn đang sốt cao hay mắc các bệnh cấp tính nghiêm trọng thì nên hoãn tiêm vắc xin Imojev đến khi sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh.

Xem thêm  Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?

Khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú

Vắc xin Imojev không phù hợp cho phụ nữ mang thai và những mẹ đang cho con bú.

Tương tác vắc xin

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi, có thể dùng vắc xin Imojev cùng lúc với vắc xin sởi, vắc xin quai bị hay Rubella.
  • Người lớn có thể dùng vắc xin Imojev cùng lúc với vắc xin sốt vàng.
  • Đối với vắc xin sống giảm độc lực khác, tiêm cùng ngày hoặc phải cách ít nhất 28 ngày.
  • Trong trường hợp đang sử dụng immunoglobulin, truyền máu, hoặc dùng các sản phẩm chứa kháng thể trước đó, muốn tiêm Imojev cần phải cách 3 tháng (trừ người có nguy cơ cao hoặc đang có dịch).

Tác dụng không mong muốn

Vắc xin, giống như bất kỳ loại thuốc nào, đều có thể có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản nếu xảy ra thường nhẹ và tự hết. Dưới đây là các tác dụng phụ xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng đã được ghi nhận.

Dữ liệu từ quần thể người lớn:

  • Mệt mỏi, khó chịu, nơi tiêm đau, đỏ, ngứa, sưng và bầm máu; sốt thường không phổ biến.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Đau họng – thanh quản, khó thở, chảy nước mũi, ho.
  • Phát ban.
  • Hiếm gặp: Nhiễm siêu vi (ví dụ như giả cúm).

Dữ liệu từ quần thể trẻ em:

  • Sốt, khó chịu, cáu kỉnh, đau, sưng và nhạy nơi tiêm.
  • Đau đầu, buồn ngủ.
  • Đau cơ.
  • Nôn mửa.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Quấy khóc bất thường.
  • Hiếm gặp: Phát ban, mày đay, ban sẩn.

Nếu bạn cho rằng mình bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc trường hợp khẩn cấp khác không thể trì hoãn, vui lòng đến ngay bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ của bạn.

Tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc xin Imojev (Pháp)
Các tác dụng phụ thường nhẹ và tự hết sau vài ngày

Bảo quản

Điều kiện bảo quản vắc xin Imojev là bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 8oC, tránh ánh sáng.

Đối tượng nên tiêm vắc xin Imojev (Thái Lan)

Tất cả trẻ em nên được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Đối tượng nên tiêm vắc xin Imojev (Pháp)
Trẻ từ 2 tuổi trở lên tiêm vắc xin Imojev vào vùng cơ Delta

Phác đồ, lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev

Lịch tiêm chủng định kỳ cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi: Tiêm 2 mũi.

  • Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ tròn 9 tháng tuổi.
  • Liều thứ hai được tiêm cách liều đầu tiên 12 tháng.
Xem thêm  Vắc xin Twinrix (Bỉ) phòng bệnh viêm gan A và B hiệu quả

Người trên 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.

Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn

Phản ứng sau tiêm vắc xin Imojev

Vai được tiêm vắc xin sẽ bị đau kéo dài và khả năng cử động của cánh tay sẽ bị giảm đi nhưng khả năng xảy ra là rất thấp. Nếu chỗ tiêm bị đau, đỏ và sưng, bạn có thể chườm đá lên vùng bị đỏ và sưng; hãy cẩn thận để tránh bị tê cóng hoặc bỏng lạnh.

Tình trạng vắc xin vắc xin Imojev (Thái Lan)

Hiện tại, giá bán lẻ niêm yết của vắc xin Imojev có tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là 715.000 VND (giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm). Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tiêm chủng cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và đa dạng các chủng loại vắc xin để đảm bảo mang đến dịch vụ y tế chất lượng nhất cho khách hàng. Ngoài ra, Long Châu còn cung cấp các gói tiêm chủng với đa dạng mức giá, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Một số câu hỏi thường gặp về vắc xin Imojev và bệnh viêm não Nhật bản

Bệnh viêm não Nhật bản có triệu chứng không?

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản đều không có triệu chứng, một số ít sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, sốt hoặc viêm màng não vô khuẩn. Trường hợp nặng có thể bị viêm não cấp tính, để lại di chứng tâm thần, thần kinh và thậm chí tử vong.

Các biện pháp phòng chống trong thời kỳ dịch bệnh là gì?

Loại bỏ các khu vực muỗi sinh sản: Loại bỏ kịp thời lượng nước tích tụ quy mô nhỏ xung quanh khu vực sinh sống, lật ngược các chậu, lọ và đậy nắp lại, lấp đầy các chỗ lõm để loại bỏ nước tích tụ.

Tránh bị muỗi đốt: Nên lắp lưới cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng màn chống muỗi và nhang muỗi; mặc quần áo dài tay màu sáng và bôi thuốc chống muỗi ở những bộ phận hở trên cơ thể. Khi có điều kiện, các chuồng chăn nuôi lợn có thể thường xuyên phun thuốc diệt muỗi để khử trùng.

Xem thêm  Những điều cần biết về Cold Chain trong bảo quản vaccine

Có cần tiêm vắc xin Imojev cho trẻ?

Nhiễm trùng do viêm não Nhật Bản là một căn bệnh truyền nhiễm và khởi phát âm thầm. Nếu không được điều trị kịp thời và chuẩn hóa, các triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn ý thức, co giật có thể xảy ra trong 2 – 3 ngày tới. Một số trường hợp có thể để lại di chứng thần kinh như mất ngôn ngữ, liệt tứ chi, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần và mất trí nhớ. Trong trường hợp nặng, có thể gây tử vong do suy hô hấp. Cho nên, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm não Nhật Bản.

Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh nên làm gì nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, phát ban, sưng tấy, dị ứng da?

Thông thường, tình trạng sẽ cải thiện một cách tự nhiên sau 2 đến 3 ngày và các triệu chứng có thể được điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt cao không thuyên giảm, cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Vắc xin Imojev (Pháp) 5
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh về hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) bị nhiễm do muỗi đốt mang virus viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng viêm não Nhật Bản và vắc xin Imojev đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt ở người lớn và trẻ em trên 9 tháng tuổi. Phụ huynh cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế địa phương hoặc các cơ sở uy tín để tiêm chủng theo lịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Xem thêm:

  • Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không?
  • Vắc xin viêm não nhật bản giá bao nhiêu? Lưu ý gì khi tiêm?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments