Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhUống vitamin D3 có bị táo bón không? Những điều cần lưu...

Uống vitamin D3 có bị táo bón không? Những điều cần lưu ý khi uống vitamin D3


Vitamin D3 rất có tác dụng trong việc phát triển xương cho trẻ và hỗ trợ các vấn đề về răng miệng. Vậy vitamin D3 cần thiết như thế nào đối với cơ thể? Uống vitamin D3 có bị táo bón không? Hãy để Long Châu giải đáp thắc mắc này nhé!

Vai trò vitamin D3 đối với cơ thể

Vitamin D3 là một trong những chất cần thiết đối với cơ thể. Nếu thiếu vitamin D3 bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Tiểu đường tuýp 1;
  • Đau các khớp xương và cơ;
  • Ung thư vú, buồng trứng;
  • Gây ảnh hưởng đến các chức năng của đại tràng và tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó vitamin D3 cũng tham gia vào hầu hết các quá trình phát triển và bảo vệ xương, giúp hỗ trợ xương chắc khỏe lên đến 99% và làm tăng khả năng hấp thụ canxi vào thành ruột, giúp liên kết các canxi vào xương. Đối với thận vitamin D3 còn có khả năng tái hấp thụ, giúp đảm bảo thân được giữ lại được lượng canxi cần thiết.

Vitamin d3 đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể 

Uống vitamin D3 có bị táo bón không?

Đối với trường hợp phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần bổ xung lượng lớn canxi để cung cấp cho sự phát triển của bé. Vì thể lượng vitamin D3 hấp thụ vào cơ thể là rất lớn. Tuy nhiên các mẹ thường băn khoăn rằng uống vitamin D3 có bị táo bón không? 

Xem thêm  Tham khảo ngay 5 cách giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả tại nhà

Thực tế vitamin D3 hoàn toàn không gây táo bón nếu sử dụng đúng liều lượng và bổ sung một cách phù hợp. Trong một vài trường hợp cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ gây nên một số hiện tượng như:

  • Táo bón;
  • Buồn nôn, chán ăn;
  • Suy giảm hệ miễn dịch;
  • Mệt mỏi thường xuyên, mất tập trung;
  • Trí nhớ suy giảm và rối loạn nhịp tim.

Để ngăn chặn những tác dụng không mong muốn nêu trên. Các mẹ nên đảm bảo lượng canxi nạp vào cơ thể đủ liều lượng cho phép. Để chắc chắn hơn, mẹ đang mang thai hoặc cho con bú nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để bổ sung những chất bị thiếu. Tuyệt đối không tự ý bổ sung vitamin D3 một cách vô tội vạ, gây nên tình trạng thừa vitamin D3.

Uống vitamin D3 có bị táo bón không? Những điều cần lưu ý  2
Uống vitamin D3 có bị táo bón không? 

Biểu hiện thừa vitamin D3 ở trẻ em

Không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng là đối tượng nên cân nhắc khi bổ sung vitamin D3. Sau đây là một vài biểu hiện của trẻ khi thừa vitamin D3:

  • Trẻ thường xuyên khóc, đau vùng đầu mà không rõ nguyên nhân.
  • Khô miệng, trở nên chán ăn.
  • Hít thở khó khăn vào ban đêm, trường hợp nặng có thể gây nên co giật.
  • Ngộ độc vitamin D3 khiến trẻ nôn ói đột ngột.
  • Đau nhức các cơ xương, khiến trẻ quấy khóc.
  • Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của thận.

Bởi vì vitamin D3 tác động trực tiếp lên canxi, nên việc thừa loại dưỡng chất này có thể khiến trẻ bị rối loạn các chuyển hóa cơ thể. Điển hình như suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.

Xem thêm  Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Khi nào nên cho trẻ tập ngồi?
Uống vitamin D3 có bị táo bón không? Những điều cần lưu ý 3
Trẻ em bị thừa vitamin D3 nếu bổ sung quá nhiều 

Hướng dẫn bổ sung vitamin D3 đúng cách cho trẻ

  • Bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày với trẻ sơ sinh hay bú mẹ hoàn toàn.
  • Sử dụng sữa công thức có xấp xỉ khoảng 400 IU vitamin D cho trẻ nếu trẻ đã cai sữa mẹ.
  • Trẻ thiếu hụt vitamin D, đang trong tình trạng còi xương nghiêm trọng cần bổ sung > 400 IU vitamin D ( cụ thể từ 500 – 800) mỗi ngày.

Đây chỉ là chỉ số theo khuyến cáo, tuy vậy mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng mẹ nhé!

Như vậy có thể thấy uống vitamin D3 sẽ gây ra táo bón nếu sử dụng quá liều. Và không chỉ táo bón mà uống nhiều vitamin D3 cũng sẽ gây ra một số những tác dụng phụ khác. Vì vậy các bậc phụ huynh và các mẹ đang mang thai cũng nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bổ sung vitamin D3.

Ly Huỳnh 

Nguồn tham khảo: fitobimbi.vn 



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments