Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhTriệu chứng đường tiểu dưới: Nhận biết và cách điều trị

Triệu chứng đường tiểu dưới: Nhận biết và cách điều trị


Triệu chứng đường tiểu dưới là tên chung dùng cho một số bệnh lý như: Tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són,… và theo thống kê, những triệu chứng thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên. 

Hầu như ai cũng một lần trong đời mắc một trong số những bệnh lý liên quan đến triệu chứng đường tiểu dưới, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng đường tiểu dưới.

Triệu chứng đường tiểu dưới là gì?

Triệu chứng đường tiểu dưới (Lower Urinary Tract Symptoms – LUTS) là tình trạng dòng tiểu trở nên yếu đi, người bệnh thường có thói quen đi tiểu vào ban đêm và thường xảy ra ở đối tượng là nam giới lớn tuổi.

Hệ thống bài tiết nước tiểu ở người trưởng thành được chia thành hai phần: đường tiểu trên (bao gồm thận và niệu quản) và đường tiểu dưới (bao gồm bàng quang và niệu đạo). Triệu chứng đường tiểu dưới thường được chia thành hai nhóm: Triệu chứng tống xuất (tắc nghẽn) và triệu chứng chứa đựng (kích thích):

  • Các triệu chứng tống xuất (tắc nghẽn đường tiểu) bao gồm: Dòng tiểu yếu, khó tiểu và tiểu ngắt quãng.
  • Các triệu chứng kích thích bao gồm: Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu và tiểu vào ban đêm.
Triệu chứng đường tiểu dưới thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như: Cảm giác tiểu không hết sau khi vừa đi tiểu, tiểu lắt nhắt sau khi đi vệ sinh.

Xem thêm  Có nên uống sữa trước khi tập gym? Một số lưu ý cần ghi nhớ

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đường tiểu dưới

Có một loạt nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tiểu dưới LUTS, bao gồm:

  • Phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt phì đại, nằm xung quanh cổ bàng quang, nó có thể gây ra tắc nghẽn đường tiểu dưới, làm cho triệu chứng xuất hiện.
  • Bàng quang tăng hoạt: Đây thường là vấn đề phổ biến ở người già, khi tuổi cao hơn, khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang có thể giảm, dẫn đến việc phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể xảy ra rò rỉ nước tiểu.
  • Cân bằng nước bị ảnh hưởng: Khi tuổi cao hơn, cơ thể khó khăn hơn trong việc điều chỉnh lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm, dẫn đến việc người bệnh phải đi tiểu đêm nhiều lần.

Ngoài ra, triệu chứng đường tiểu dưới còn có thể bắt nguồn từ: Nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường, sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và ung thư bàng quang.

Đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến, và mỗi trường hợp có thể có những yếu tố riêng. Quan trọng nhất là tìm hiểu và điều tra kỹ càng để xác định nguyên nhân chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng đường tiểu dưới: Nhận biết và cách điều trị 2
Sỏi bàng quang có thể là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng đường tiểu dưới

Chẩn đoán triệu chứng đường tiểu dưới

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Dùng để loại trừ nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu.
  • Xét nghiệm đường huyết: Được sử dụng để loại trừ bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Được sử dụng để kiểm tra chức năng của thận.
  • Xét nghiệm PSA (Prostate-Specific Antigen) máu: Được sử dụng để kiểm tra mức độ PSA trong máu, có thể gợi ý về khả năng có ung thư tuyến tiền liệt.
Xem thêm  Ăn không tiêu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng đường tiểu dưới: Nhận biết và cách điều trị 3
Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp chẩn đoán bắt buộc

Điều trị triệu chứng đường tiểu dưới

Các triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới có thể tự điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng và không gây khó chịu lớn. Cách giảm các triệu chứng được người bệnh có thể thực hiện bao gồm:

  • Giảm lượng nước uống, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Kìm nén việc đi tiểu nhiều lần nếu có thể.
  • Thay đổi thói quen uống nước, hạn chế rượu bia, nước có gas và nước có cồn.
  • Từ bỏ hút thuốc lá.
  • Học cách tập luyện cho bàng quang để kéo dài thời gian giữ nước tiểu.
  • Thư giãn khi đi tiểu.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu, thắt chặt các cơ trong khoảng 10 giây và thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, cách điều trị triệu chứng đường tiểu dưới còn tuỳ vào nguyên nhân của từng trường hợp. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc quyết định phẫu thuật tùy theo yếu tố gây ra triệu chứng. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ niệu khoa để kiểm tra sau khi sử dụng thuốc và các phương pháp tự điều trị triệu chứng đường tiểu dưới không mang lại hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng đường tiểu dưới. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, quý độc giả đã hiểu rõ hơn về nhóm bệnh lý này. Đồng thời hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển biến nặng và gây nên hậu quả đáng tiếc về sau.

Xem thêm  Lông mi và những điều bạn cần biết



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments