Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngTrẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý điều...

Trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý điều gì?


Như chúng ta đã biết, vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi hoạt động cũng như sự phát triển của cơ thể. Chúng đảm nhận nhiệm vụ tham gia cấu tạo tế nào, chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch, góp phần vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.

Ngoài nguồn vitamin trong chế độ ăn, có nhiều thời điểm trẻ cần bổ sung vitamin tổng hợp, trong đó phổ biến nhất là vitamin D, vitamin A, vitamin C, vitamin E,… Một số loại vitamin có thể bổ sung thời gian dài trong giai đoạn đầu đời của trẻ như vitamin D, vitamin C hoặc chỉ bổ sung theo đợt như vitamin A. Chính vì thế, tình trạng đến lịch tiêm vắc xin trong khi đang uống vitamin là không thể tránh khỏi. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ phân tích cơ chế, mối liên hệ giữa vitamin và vắc xin giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này.

Cơ chế tác dụng của vitamin và vắc xin trong cơ thể

Để giải đáp được vấn đề trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không, chúng ta cần tìm hiểu tác dụng của vitamin và vắc xin khi đi vào cơ thể. Đồng thời làm rõ được sự liên hệ giữa vitamin và vắc xin.

Các loại vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe

Cơ chế tác dụng của vitamin

Cơ thể chúng ta cần khoảng 13 loại vitamin thiết yếu gồm vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin nhóm B,… Mỗi loại vitamin sẽ có vai trò khác nhau như:

  • Vitamin A: Giúp cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch, tốt cho da và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Vitamin B: Cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích quá trình tăng trưởng, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ hệ thần kinh, hỗ trợ ăn ngon, cải thiện làn da, kích thích mọc tóc,…
  • Vitamin C: Chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường sức bền thành mạch, chống làm chậm sự oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ sắt từ thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Vitamin D: Có vai trò quan trọng cấu tạo nên xương, răng, tăng quá trình hấp thu canxi tại đường tiêu hoá. Đây là vitamin rất quan trọng đối với trẻ em, bởi thiếu vitamin D có thể gây ra còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng,…
  • Vitamin E: Khả năng chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện các bệnh lý về da và tế bào máu.
  • Vitamin K: Đối với trẻ sơ sinh, vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Đồng thời giúp cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa vôi hóa mạch máu,…
Xem thêm  Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?
Trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý điều gì? 2
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin mỗi ngày để phát triển toàn diện

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần bổ sung đủ vitamin A, vitamin D, vitamin K, ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin B, vitamin C theo chỉ định của bác sĩ nhằm hỗ trợ trong các đợt điều trị. Thông thường, vitamin K sẽ được tiêm hoặc uống khi trẻ mới chào đời. Với vitamin D, trẻ cần bổ sung hàng ngày với liều lượng thích hợp đến ít nhất 2 tuổi. Riêng với vitamin A, mỗi năm Bộ Y tế đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A vào tháng 6 và tháng 12 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi. Vì thế, ba mẹ hãy ghi nhớ lịch uống vitamin A để cho trẻ đi uống đầy đủ.

Cơ chế tác dụng của vắc xin

Vắc xin là chế phẩm sinh học đặc biệt nguồn gốc từ virus, vi khuẩn đã được giảm độc lực, bị bất hoạt hoặc bị giết chết khiến chúng không còn khả năng gây bệnh khi vào cơ thể. Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể sẽ nhận diện kháng nguyên có trong vắc xin, từ đó hình thành kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại kháng nguyên này. Bên cạnh đó, cơ thể sẽ ghi nhớ chúng giúp hệ miễn dịch chủ động tự vệ và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong tương lai nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý điều gì? 3
Vắc xin và vitamin có cơ chế tác dụng khác nhau

Trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không?

Hầu hết vitamin đều được đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Ngược lại, các loại vắc xin sẽ được tiêm vào cơ thể là chủ yếu. Hơn nữa, cơ chế tác dụng của vitamin và vắc xin là hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm  Phòng chống virus như Rotavirus trong mùa mưa lũ

Vậy đang cho trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Theo các chuyên gia, ba mẹ hoàn toàn yên tâm cho trẻ đi tiêm vắc xin sau khi uống vitamin. Bởi việc uống vitamin không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin. Do đó, có thể kết hợp cho trẻ tiêm ngừa vắc xin cùng vitamin liều cao trong một ngày hoặc cách thời gian ngắn. Vitamin và vắc xin khi vào cơ thể cùng thời điểm sẽ không ảnh hưởng đến nhau nên tác dụng của chúng sẽ không hề thay đổi.

Vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, vắc xin có nhiệm vụ giúp trẻ tạo ra kháng thể đặc hiệu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Riêng với các loại vắc xin dùng đường uống như vắc xin phòng Rotavirus, vắc xin tả, trẻ cần được khai báo tình trạng uống vitamin để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý điều gì? 4
Việc uống vitamin và tiêm vắc xin có thể thực hiện cùng ngày

Cần lưu ý gì khi cho trẻ uống vitamin và tiêm phòng cùng lúc?

Việc uống vitamin và tiêm vắc xin đều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mặc dù không có sự tương tác giữa uống vitamin và tiêm phòng vắc xin, ngoài việc trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không, ba mẹ cần lưu ý tuân thủ các lưu ý một số điều sau:

  • Thông báo cho bác sĩ biết các loại vitamin cũng như thời gian, liều lượng vitamin trẻ đang sử dụng.
  • Với các loại vắc xin dạng uống, cần đảm bảo trẻ không ăn quá no và nên uống cách vitamin tối thiểu 60 phút.
  • Cho trẻ ở lại theo dõi phản ứng phụ sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng.
  • Theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các phản ứng bất thường như kích thích, hoảng sợ, nổi mề đay, ngứa, phù mạch, tức ngực, khó thở, thở rít, nôn mửa, đại tiểu tiện không tự chủ, tụt huyết áp, ngất xỉu, co giật,…
  • Cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn dùng vitamin của bác sĩ. Không nên tự ý bổ sung vitamin liều cao, đặc biệt là vitamin A, vitamin D vì có thể gây ra ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm  SHBG hormone là gì? Khi nào cần xét nghiệm SHBG?

Bổ sung vitamin và tiêm phòng vắc xin là 2 việc rất quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Do đó, cho trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không là câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cơ chế tác dụng của vitamin và vitamin cũng như lưu ý cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất của trẻ.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments