Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày yếu rất dễ gặp phải tình trạng nôn trớ. Vì thế nên khi gặp phải tình huống này mẹ không nên lúng túng mà hãy bình tĩnh tìm cách xử lý theo hướng tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé. Vậy trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào khi trẻ trớ ra dịch nhầy?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy
Hiện tượng trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy sau khi bú sữa xảy ra khá phổ biến. Việc bé nôn trớ có thể đến từ những nguyên nhân như sau:
Trớ do sinh lý
Hầu như khi còn nhỏ trẻ nào cũng gặp phải tình trạng trớ, xảy ra thường xuyên nhất là lúc trẻ vừa bú no hoặc vặn mình. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Việc nôn trớ có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, dạ dày rất nhỏ và không thể nằm dọc được như người lớn. Vì vậy thường xuyên xảy ra tình trạng nôn trớ.
Ngoài ra, một vài bất cẩn nhỏ của mẹ cũng có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ:
- Cho bé bú quá no, quá nhiều;
- Tư thế bú không đúng khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày;
- Đặt bé nằm ngay sau khi bú;
- Không vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú;
- Quấn tã và mặc đồ quá chặt cho bé sau bú.
Trớ do bệnh
Việc trẻ trớ nhiều thì mẹ nên đặc biệt chú ý vì có thể bé mắc phải bệnh lý nào đó. Lúc này mẹ quan sát xem dịch bé trớ ra là dịch sữa hay có kèm theo dịch mật hoặc máu. Cùng với đó là hiện tượng bé bỏ bú, khó chịu, quấy khóc kéo dài.
Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ có thể kế đến:
- Rối loạn tiêu hóa đi kèm với biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi…
- Bệnh hô hấp (mũi, họng, phổi).
- Nhiễm trùng thần kinh.
- Co thắt ruột, xoắn ruột.
- Rối loạn thần kinh thực vật.
Song các bệnh lý này thường khó phát hiện và thường ít gặp. Nhưng mẹ cũng nên hết sức chú ý để tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có nguy hiểm không?
Dựa trên màu sắc và số lượng dịch nhầy của trẻ khi nôn ra, mẹ có thể hoàn toàn xác định được cơ thể trẻ có mắc phải bệnh lý nguy hiểm nào đó hay không:
Dịch nhầy màu trắng có bọt
Dịch nhầy màu trắng xuất hiện bọt rất có thể là do khi bú sữa trẻ nuốt phải bọt khí gây đầy hơi chướng bụng. Trường hợp bé bị trào ngược dạ dày thực quản cũng xảy ra hiện tượng nôn trớ dịch màu trắng, khiến bé cảm thấy khó chịu, bỏ bú. Vì vậy mẹ nên lưu ý tình trạng này.

Dịch nhầy màu vàng hoặc xanh lá
Khi bé trớ ra dịch màu vàng hoặc xanh lá, rất có thể trẻ đang mắc phải bệnh liên quan đến đường ruột hay trào dịch mật. Nếu trường hợp bé bị tách ruột nghiêm trọng sẽ nôn ra dịch màu nâu hoặc đen. Lúc này mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức để có hướng chữa trị kịp thời để tránh trường hợp biến chứng gây loét, hoại tử đường tiêu hóa…

Dịch màu hồng, đỏ hoặc nâu đỏ lẫn máu
Trẻ nôn trớ ra dịch màu hồng, đỏ hoặc nâu đỏ lẫn máu có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Trẻ nuốt phải máu trong lúc ti mẹ, do mẹ bị nứt đầu ti. Lúc này máu hòa lẫn với sữa khi nôn trớ sẽ xuất hiện dịch nhầy màu hồng.
- Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa: Với các trường hợp trẻ bị các dị tật như đại môn vị, hẹp thực quản… nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ gây nôn trớ và hình thành nên các tổn thương cho trẻ, khiến trẻ nôn ra dịch hồng hay dịch nhầy lẫn máu.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy
Khi trẻ có các dấu hiệu của việc nôn trớ mẹ cần xử lý theo các cách sau:
- Cho bé nghiêng đầu sang một bên ngay lập tức để không bị sặc chất nôn. Dùng khăn mềm lau sạch miệng, mũi trẻ.
- Dùng bàn tay um lại, vỗ nhẹ sau lưng trẻ trong lúc nằm nghiêng để trẻ bớt sợ và nôn phần còn lại ra ngoài. Tránh trường hợp trẻ trớ thêm lần nữa.
- Sử dụng khăn xô thấm nước ấm, lau sạch mặt và cổ cho trẻ, thay cho trẻ bộ quần áo mới để tránh mùi dịch nhầy làm bé có chịu.
- Khi trẻ trở về trạng thái bình thường mẹ nên cho trẻ bú lại rồi dỗ cho bé ngủ.
- Mẹ không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ nôn ra dịch màu vàng do sặc sữa cần nên có biện pháp sơ cứu nhanh chóng trẻ để tránh tình trạng dịch tràn vào phổi gây nguy hiểm. Mẹ nên chú ý các biểu hiện và các triệu chứng đi kèm như:
- Trẻ quấy khóc nhiều, khó chịu, co giật;
- Nôn liên tục, nhiều lần trong ngày;
- Có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa, đầy hơi;
- Sắc mặt thay đổi;
- Mất nước, khó thở, môi khô;
- Sốt cao, ngủ li bì.
Khi trẻ nôn trớ dịch nhầy cùng với đó là các triệu chứng bất thường nêu trên thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Lúc này mẹ nên đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể thấy việc trẻ sơ sinh nôn trớ là trường hợp không thể tránh khỏi ở hầu hết các bé. Mẹ cần quan sát tình trạng của trẻ, cũng như các biểu hiện của trẻ để kịp thời điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến trẻ.
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.