Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeChăm Sóc BéTrẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm...

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?


Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến do hệ hóa của trẻ còn non yếu. Tuy nhiên, nếu để táo bón kéo dài mà không có phương pháp điều trị dứt điểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm từ táo bón như: Sa trực tràng, viêm ruột, tắc ruột, trĩ, tích tụ độc tố trong cơ thể…

Khái quát về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 4 – 5 lần một ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân bình thường của trẻ có màu vàng, dạng hoa cà hoa cải. Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường mềm hơn so với những trẻ có bú sữa công thức.

Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì sẽ không bao giờ bị táo bón. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có bị táo bón như thường, nhưng tỉ lệ bị táo bón ở những trẻ này sẽ thấp hơn so với trẻ dùng sữa công thức. 

Táo bón là tình trạng rối loạn tạm thời hoặc một số loại bệnh lý nào đó.

Một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là dựa vào tính chất phân và tần suất đi ngoài của trẻ. Khi bị táo bón, phân của trẻ thường cứng, vón cục như phân dê, những cục vón sẽ có kích thước to nhỏ cũng tùy vào từng trường hợp hoặc phân keo dính. Bên cạnh đó, khi đi ngoài, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, trẻ phải rặn đỏ mặt, thậm chí quấy khóc. Khi bị táo bón, tần suất đi ngoài của trẻ rất ít, ít 1 – 2 lần một tuần hoặc lâu hơn.

Dầu vậy, nếu tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh ít thì ba mẹ đừng vội kết luận con bị táo bón. Đây chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. Nếu trẻ lâu đi ngoài, nhưng phân vẫn mềm sệt, xì hơi tốt, không khó chịu hay quấy khóc, trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt và tăng cân đều đặn… thì cũng không có gì phải lo. Tình trạng này chỉ biểu hiện của giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là quá trình phát triển tăng thể tích ruột của trẻ hơn ở mức bình thường. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể gặp tình trạng sớm hơn. Giai đoạn giãn ruột sinh lý thường kéo dài trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng liên tục, tính từ lúc xuất hiện hiện tượng này. 

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu mẹ không chữa trị sớm cho bé yêu mà để kéo dài thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một vài biến chứng do táo bón gây ra:

Xem thêm  Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân gì? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Sa trực tràng

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bạn cũng có thể hiểu là hiện tượng trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Sa trực tràng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp nên bạn cần cẩn thận.

Trẻ sơ sinh 1 tháng bị táo bón có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh bị táo bón là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng.

Viêm ruột, tắc ruột

Khi bị táo bón, phân sẽ ứ đọng một lượng trong ruột lâu ngày mà không được đào thải ra ngoài. Điều này có thể gây ra hiện tượng viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm hơn là bục ruột. Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện chướng bụng, đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, không xì hơi được… Mẹ có thể để ý để nhận biết sớm táo bón và điều trị cho trẻ.

Nứt kẽ hậu môn

Khi phân bị ứ đọng trong ruột lâu ngày được đào thải ra ngoài sẽ làm cho quá trình hấp thụ ngược diễn ra. Khi đó, phân trở nên cứng, khô hơn và vón cục. Nếu trẻ cố sức để đẩy lượng phân này ra ngoài, khi đi qua hậu môn, nó dễ gây tổn thương niêm mạc và nứt kẽ hậu môn. Tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ khiến trẻ rất đau đớn, khó chịu, thậm chí là chảy máu… 

Biếng ăn

Khị táo bón, lượng phân không được đào thải ra ngoài nên thường gây cho trẻ cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng. Trẻ sẽ không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…

Trẻ sơ sinh 1 tháng bị táo bón có nguy hiểm không? 3 Nếu mẹ không chữa trị sớm mà để kéo dài thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tích tụ độc tố trong cơ thể

Phân tích tụ lại trong trực tràng quá lâu không được đào thải ra ngoài khiến quá trình hấp thụ ngược diễn ra. Độc sẽ tồn đọng và quay trở lại cơ thể, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.

Như vậy, thắc mắc “Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không, trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?” thì đến đây hẳn mẹ bỉm đã có được câu trả lời rồi. Để tránh xảy ra các biến chứng do táo bón, mẹ bỉm hãy sớm tìm cách chữa trị tình trạng táo bón để trẻ nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu, ăn uống ngon miệng và phát hiện khỏe mạnh.

Xem thêm  Nuôi con bằng sữa mẹ có tốt không? Nhận biết dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Nếu táo bón không phải do bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà qua một số phương pháp sau đây:

Trẻ sơ sinh 1 tháng bị táo bón có nguy hiểm không? 4 Nếu táo bón không phải do bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ và trẻ

  • Với những trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình. Bạn cần uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ, hạn chế các loại thực phẩm nhiều gia vị và nóng như thức ăn nhanh, mì gói…
  • Bạn cần cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết để hạn chế tình trạng thiếu nước.
  • Với trẻ nuôi bằng sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng tỷ lệ. Việc pha đặc, ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, còn nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng.
  • Bạn cũng có thể chia thành nhiều cữ bú nhỏ trong ngày để tạo điều kiện cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn. Tốt nhất cha mẹ nên chia đôi từng bữa sữa và tăng số lần bú của trẻ lên gấp đôi so với bình thường.
  • Ba mẹ cần theo dõi sát quá trình đi ngoài của trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rặn… cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Thêm một ít nước mận pha loãng hoặc nước táo vào bình sữa của bé. Trẻ dưới 4 tháng nên dùng 10 – 20ml nước mận, hòa với sữa theo tỉ lệ 1:6, uống 1 lần/ngày. Trẻ trên 4 tháng nên hòa 30ml nước mận với sữa theo tỷ lệ 1:4, uống 1 – 2 lần/ngày. Trẻ trên 6 tháng có thể dùng nước táo thay thế. Bổ sung thêm nước ép mận, táo cũng sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Loại ngũ cốc này chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, mận, lê, đào, khoai lang, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi để phòng ngừa và điều trị táo bón.
Trẻ sơ sinh 1 tháng bị táo bón có nguy hiểm không? 5 Massage là một trong những biện pháp cải thiện chứng táo bón.

Massage cho trẻ

  • Để massage cho trẻ, bạn chụm các đầu ngón tay lại, nhẹ xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải. Thực hiện động tác xoa bụng cho bé trong 5 – 10 phút để thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nếu phát hiện bụng cứng, đó là dấu hiệu của táo bón, bạn cần theo dõi thêm các biểu hiện khác như tình trạng phân của trẻ. Nếu trẻ chướng bụng lâu ngày, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
  • Bạn cũng có thể cầm hai bàn chân trẻ rồi thực hiện di chuyển theo động tác đạp xe trong khoảng 5 – 10 phút. Cách làm này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Bế bé quanh nhà trong tư thế ngồi xổm. Tư thế này cũng có thể làm tăng áp lực lên trực tràng, giúp quá trình đi ngoài được dễ dàng hơn.
  • Massage cho trẻ khi tắm. Bạn chỉ cần nước vào chậu tắm sao cho mức nước ở ngang ngực trẻ sau đó cho trẻ nằm thư giãn rồi nhẹ nhàng massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Khi massage hoặc khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, mẹ cần nâng cao hai chân của bé, ép về phía bụng. Động tác này giúp tạo điều kiện cho trẻ thực hiện đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Thực hiện việc này thường xuyên cũng giúp trẻ có thói quen đi ngoài đúng giờ và hạn chế tình trạng táo bón.
Xem thêm  Những yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ cần chú trọng

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu được trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không cùng những biến chứng do chứng táo bón gây ra nếu không sớm chữa trị. Hi vọng mẹ bỉm đã có đủ kiến thức để giúp bé yêu có được giai đoạn phát triển ổn định, khỏe mạnh kể từ khi chào đời.

Uyên Hồ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments