Uống rượu, bia nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Vì vậy, nhiều người vẫn luôn thắc mắc liệu có cách giảm nồng độ cồn nhanh, hiệu quả hay không? Trong bài viết sau, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp về vấn đề này nhé!
Nồng độ cồn trong hơi thở là gì?
Cơ thể con người sau khi tiêu thụ rượu, bia thì cồn sẽ được hấp thụ vào máu. Lúc này, nồng độ cồn trong máu sẽ đi khắp cơ thể, qua màng hô hấp của phổi và tới phổi.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), 1 đơn vị cồn tương đương với 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, có thể tính toán rằng 1 đơn vị cồn sẽ tương đương với:
3/4 của một chai hoặc lon bia có dung tích 330ml (5%);
- 1 cốc bia hơi 330ml;
- 1 ly rượu vang 100ml (13,5%);
- Hoặc 1 phần rượu mạnh 30ml (40% độ cồn).
Nồng độ cồn trong hơi thở bao lâu thì hết?
Cảm giác khi say không mấy dễ chịu nên nhiều người không khỏi thắc mắc liệu nồng độ cồn trong cơ thể bao lâu thì hết. Theo đó, thời gian hết nồng độ cồn một cách hoàn toàn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: Giới tính, trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khỏe, lượng bia rượu đã tiêu thụ,…
Thông thường, nồng độ cồn trong cơ thể có thể tồn tại trong hơi thở lên đến 24 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, những người nhẹ cân, đang có bệnh lý, đang đói, uống rượu lần đầu, ít khi uống, sẽ nhanh say, chậm thải nồng độ cồn hơn.
14 cách giảm nồng độ cồn hiệu quả
Để giảm bớt cảm giác khó chịu khi say, bạn có thể tham khảo ngay 14 cách giảm nồng độ cồn hiệu quả như sau:
Sản phẩm giải rượu
Đây là sản phẩm có tác dụng làm giảm các triệu chứng say rượu. Đồng thời, kích thích quá trình chuyển hóa cồn trong cơ thể. Đây là cách giảm nồng độ cồn đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn cần đợi một thời gian cho sản phẩm ngấm và phát huy tác dụng một cách tối đa.
Tham khảo ngay: Thuốc giải rượu, nước uống giải rượu bia hiệu quả, giá tốt
Giải rượu với rau má
Bạn áp dụng công thức sau: 100g lá rau má tươi, 2 quả chanh tươi, 1g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, sau đó giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, cho thêm nước cốt chanh trộn đều, thêm muối. Mỗi lần uống từ 150 – 300ml.
Không để bụng rỗng, ăn nhiều rau xanh
Các chuyên gia chia sẻ, trước khi uống rượu, bạn nên ăn uống đầy đủ, không được để bụng rỗng, ăn thật nhiều rau xanh có thể hỗ trợ làm loãng nồng độ cồn trong rượu.
Dùng vỏ quýt phơi khô
Nếu chưa biết nên uống gì để giải rượu, hãy áp dụng công thức giải rượu với 30g vỏ quýt khô, sao thơm tán vụn, cùng với 2 quả mơ chua bỏ hạt thái vụn. Đem các nguyên liệu sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau nửa tiếng, lọc bỏ bã lấy nước uống. Bạn có thể bổ sung thêm gừng cho tác dụng giải rượu nhanh hơn.
Ăn hoặc uống nước hoa quả tươi
Sau khi uống rượu, để loại bỏ cồn hiệu quả, bạn có thể ăn một vài quả quýt hoặc uống nước ép quýt sẽ giúp thanh nhiệt, giải bia rượu tốt hơn. Hoặc bạn có thể dùng những loại hoa quả khác như cam, chanh,…
Uống nhiều nước lọc
Uống nhiều nước lọc sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Lúc này, lượng cồn dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải nhanh chóng qua đường nước tiểu. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để bù lại lượng nước đã mất đi.
Nước chanh muối
Uống chanh muối là một trong những cách giảm nồng độ cồn phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất. Chanh muối cung cấp một lượng lớn chất axit và vitamin C, có khả năng kích thích sự trao đổi chất bên trong cơ thể, góp phần giải rượu nhanh hơn. Uống nhiều chanh muối cũng giúp bù nước, cân bằng điện giải, làm cho người dùng trở nên tỉnh táo hơn.
Xem thêm: Uống nước chanh giải rượu có hiệu quả không?
Uống nước mía quất
Nước mía là thức uống bổ sung fructose dồi dào. Trong khi đó, việc vắt thêm quất vào nước mía giúp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở và giải rượu một cách nhanh chóng.
Trà gừng
Các thành phần có trong gừng có thể làm tăng quá trình tuần hoàn máu, tăng đào thải cồn ra khỏi cơ thể và hơi thở. Bạn có thể sử dụng gói bột trà gừng hoặc pha vài lát gừng với nước sôi đều cho kết quả tương tự. Loại thức uống này cũng giúp bạn bớt đi cảm giác nôn nao, khó chịu sau khi uống rượu.
Uống cà phê
Hàm lượng caffeine trong cà phê giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, không còn mệt mỏi và buồn ngủ.
Uống trà xanh
Hương vị của trà xanh không chỉ giúp hơi thở của bạn trở nên thơm mát, mà còn làm giảm mùi bia rượu. Bên cạnh đó, hàm lượng tanin và các chất chống oxy hóa có trong trà xanh còn tăng cường khả năng đào thải độc tố của gan. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình thanh lọc gan, thận. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng nếu đang cảm thấy buồn nôn do say rượu, hoặc đang đói thì không nên uống trà xanh. Nguyên nhân là bởi thức uống này có thể khiến bạn cảm thấy nôn nao, bứt rứt, khó chịu hơn.
Socola nóng
Uống socola nóng đã được chứng minh là cách giảm nồng độ cồn nhanh nhờ hương vị đặc trưng của socola. Khi thưởng thức một tách socola nóng, hàm lượng phenylethylamine trong socola sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra dopamine và serotonin. Đây là hai hoạt chất giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
Sử dụng nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng
Nước súc miệng sẽ nhanh chóng làm mất đi mùi rượu trong hơi thở, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Theo đó, bạn nên ưu tiên những loại nước súc miệng, xịt thơm miệng có chứa các thành phần tự nhiên như: Quế, cam thảo, bạc hà,…
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su có hương vị mạnh sẽ làm giảm nồng độ cồn trong miệng. Nguyên nhân là bởi kẹo cao su sẽ kích thích cơ chế tiết nước bọt. Nhờ đó, trung hòa được hàm lượng axit bên trong khoang miệng. Mặc dù át được mùi cồn nhưng tác dụng của phương pháp này cũng không quá lâu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được 14 cách giảm nồng độ cồn đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, những cách trên chỉ mang tính chất tham khảo, giúp giải rượu phần nào để bạn cảm thấy dễ chịu hơn, không thể loại bỏ hoàn toàn nồng độ cồn ra khỏi cơ thể trong thời gian ngắn. Cách tốt nhất để giảm nồng độ cồn trong máu của bạn là uống ít rượu hơn. Khi đã uống rượu bia, tuyệt đối không tham gia điều khiển phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh!
Xem thêm:
- Say xỉn là gì? Cách giải rượu bia hiệu quả
- Vừa uống rượu vừa uống nước có sao không?
- Cách giải rượu bằng lá mít theo kinh nghiệm dân gian
- 9 cách giải rượu ngay lập tức bằng nguyên liệu tự nhiên
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.