Tại Ấn Độ và các quốc gia lân cận, từ lâu bơ Ghee đã được dùng phổ biến trong ẩm thực. Loại bơ này được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và đặc biệt phù hợp với những ai dị ứng với 2 thành phần là lactose và casein. Cũng có quan điểm cho rằng giá trị dinh dưỡng của loại bơ này cao hơn bơ thường. Có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều người biết đến bơ Ghee. Vậy sự thực, bơ Ghee là gì? Có công dụng và ưu điểm gì? Cách dùng loại bơ Ấn Độ này ra sao?
Bơ Ghee là loại bơ gì?
Bơ Ghee là một loại thực phẩm giống như các thực phẩm nhóm bơ sữa khác, dùng trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nó được coi là loại bơ tinh chế vì trong quá trình chế biến đã được loại bỏ bớt nước và cặn sữa. Ngoài công dụng nấu ăn, loại bơ đặc biệt này còn được dùng trong y học Ayurvedic – Y học cổ truyền của Ấn Độ.
Trước đây, bơ Ghee được dùng phổ biến ở Ấn Độ và Pakistan vì loại bơ này rất thích hợp với thời tiết nắng nóng ở đây. Với đặc điểm là các chất rắn sữa được loại bỏ nên loại bơ này có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vài tuần không sợ hỏng. Nếu bảo quản lạnh, thời hạn sử dụng sẽ rất lâu.
Nguồn calo từ loại bơ này gần như 100% đến từ chất béo. Trong khoảng 14g bơ Ghee chứa khoảng 13g chất béo (8g chất béo bão hòa, 4g chất béo không bão hòa, 1g chất béo không bão hòa đa), một lượng nhỏ đạm và carbs, vitamin A, E, K… Có một điều đặc biệt là trong thành phần của Ghee không chứa lactose và casein như các loại bơ khác.
Bơ Ghee có công dụng và ưu điểm gì?
Bơ Ghee được dùng phổ biến nhất trong ẩm thực. Loại bơ này có tác dụng tạo vị béo và ngọt, khiến món ăn trở nên hấp dẫn. So với các loại bơ thông thường, Ghee có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và có tỷ lệ chất béo cao hơn. Loại bơ này có chứa chất béo không bão hòa đa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol máu nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Axit butyric trong bơ Ghee là một loại axit béo không bão hòa có tác dụng giúp giảm phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể và góp phần tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Lý do là Axit butyric có thể duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ viêm loét đường ruột.
Axit linoleic CLA liên hợp có trong bơ Ghee cũng là một dạng đặc biệt của chất béo không bão hòa đa. Cá nghiên cứu đã chứng minh loại chất béo này có tác dụng giảm tổng lượng chất béo trong cơ thể người dùng.
Vì thành phần của Ghee không chứa lactose và casein nên nó hoàn toàn thích hợp với cả những người bị dị ứng sữa. Loại bơ này không gây phản ứng dị ứng và cũng không dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như dùng các loại sữa hay chế phẩm từ sữa khác.
Bơ Ghee được sản xuất và bảo quản thế nào?
Cách sản xuất bơ Ghee thực tế rất đơn giản. Những gì bạn cần làm chỉ là đun nóng các loại bơ thường sau đó gạn lọc để tách phần chất lỏng và cặn sữa khô ra khỏi chất béo. Khi bơ được đun nóng chảy, phần nước sẽ bay hơi hết. Bạn đợi cho cặn sữa khô lắng xuống việc gạn tách sẽ dễ dàng hơn. Bơ Ghee nguyên chất sẽ có màu vàng sẫm óng ánh ở dạng lỏng.
Bạn chờ đến khi bơ nguội dần cho đến khi chỉ còn hơi ấm là có thể đổ vào hũ để dùng dần. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng của bơ sẽ kéo dài hơn. Tốt nhất, bạn nên chứa bơ Ghee trong các hũ thủy tinh, hũ sứ. Nếu để bơ ở nhiệt độ phòng, bạn có thể giữ bơ trong 3 – 5 tuần.
Cần lưu ý gì khi sử dụng bơ Ghee?
Vì bơ Ghee chứa chất béo bão hòa nên không phải ai cũng thích hợp để sử dụng loại bơ này. Những người có hàm lượng cholesterol xấu LDL trong máu cao chỉ nên tiêu thụ dưới 15 – 30gr mỗi ngày.
Ghee được sản xuất ở nhiệt độ cao nên cholesterol có thể bị oxy hóa. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều bơ Ghee, chúng ta có thể bị tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, béo phì.
Dù nhiệt độ sôi của bơ khá cao (250 độ C) và nó tương đối an toàn khi dùng để nấu nướng hàng ngày. Nhưng quá trình đun nóng vẫn khiến bơ sinh ra một số hợp chất độc hại acrylamide không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng hợp chất này ít hơn dầu hạt và dầu thực vật.
Ai không nên ăn bơ Ghee?
Một số đối tượng được khuyên không nên tiêu thụ bơ Ghee như:
- Người đang mắc bệnh tim vì cholesterol bị oxy hóa và axit béo trong bơ Ghee có thể làm tăng nguy cơ đau tim, khiến bệnh tim thêm trầm trọng.
- Người mắc các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ nếu có thể tránh tiêu thụ bơ là tốt nhất. Khi muốn dùng, không nên dùng thường xuyên và chỉ nên tiêu thụ lượng nhỏ.
- Người đang mắc các vấn đề về tiêu hóa cũng nên tránh dùng loại bơ này cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định trở lại.
- Những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, muốn giảm cân đều không nên tiêu thụ các loại bơ nói chung. Đây là loại thực phẩm giàu calo và chất béo – những thành phần khiến cân nặng gia tăng.
- Phụ nữ mang thai có cơ địa vốn nhạy cảm nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, nếu ăn bơ hay các loại chất béo quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Với cách chế biến khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm bơ Ghee để sử dụng ngay hôm nay. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bơ Ghee cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả.
Xem thêm:
- Lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của tôm tít
- Dưa bở ruột xanh có lợi ích gì với sức khỏe?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.