Serum hay booster là những sản phẩm cô đặc thành phần hoạt chất, nên thường mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình dưỡng da. Tuy nhiên nếu chưa hiểu rõ về điểm khác nhau giữa booster và serum mà đầu tư quá nhiều vào các sản phẩm này thì cũng không phải là một lựa chọn thông minh. Việc hiểu rõ về thành phần, công dụng và ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm dưỡng da này sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Serum và booster là hai sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng bởi khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề về da. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau giữa booster và serum về thành phần, kết cấu, công dụng, cách sử dụng và ưu nhược điểm.
Về thành phần
Thành phần serum hay booster đều chủ yếu chứa thành phần hoạt tính cao nhưng điểm khác nhau giữa booster và serum về thành phần chi tiết có thể kể đến như sau:
- Serum: Serum thường chứa hỗn hợp các thành phần hoạt tính với nồng độ cao, có khả năng thẩm thấu sâu vào da để giải quyết các vấn đề cụ thể như lão hóa, nám, mụn, da khô,…
- Booster: Booster có thành phần tập trung hơn serum, thường chỉ xoay quanh một hoặc hai thành phần chính với công dụng nổi bật như cấp nước, chống oxy hóa, phục hồi da,…
Về kết cấu sản phẩm
Vì mang những thành phần và công dụng khác nhau, nên kết cấu của serum và booster cũng được thiết kế khác nhau, nhằm hỗ trợ giúp sản phẩm phát huy tối đa tác dụng của mình.
- Serum: Serum thường có dạng lỏng, nhẹ và dễ thẩm thấu vào da.
- Booster: Booster có kết cấu đặc hơn serum, thường dạng gel hoặc tinh chất cô đặc.
Về công dụng
Khác với các sản phẩm dưỡng da khác như kem dưỡng, hai loại sản phẩm booster hay serum đều được xếp vào nhóm hàm lượng hoạt chất cao (ở nồng độ cô đặc). Việc duy trì dùng serum hay booster đúng cách sẽ giúp phát huy nhanh chóng hiệu quả dưỡng da bạn mong muốn, chẳng hạn như dưỡng trắng sáng, làm mịn da hay căng bóng da,…
Nếu serum là hỗn hợp hỗ trợ với kem dưỡng, mang lại nhiều công dụng đa dạng thì booster thường có bảng thành phần đơn giản với hiệu quả tập trung cho một mục tiêu dưỡng da nhất định. Cụ thể như sau:
- Serum: Serum có nhiều loại với công dụng đa dạng, từ chống lão hóa, trị nám, trị mụn, dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông,…
- Booster: Booster thường tập trung vào một hoặc hai công dụng chính, thường là cấp nước, chống oxy hóa, phục hồi da.
Điểm khác nhau giữa booster và serum về cách sử dụng
Booster hay còn được gọi là pre-serum, điều này cũng nói lên vị trí của nhóm sản phẩm này trong quy trình dưỡng da thông thường.
- Serum: Serum được sử dụng sau bước toner (nước hoa hồng) và trước bước kem dưỡng ẩm.
- Booster: Booster có thể sử dụng sau bước toner hoặc trộn chung với serum/kem dưỡng ẩm.
So sánh ưu, nhược điểm của booster và serum
Sau khi tìm hiểu cụ thể những điểm khác nhau giữa booster và serum, sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của serum cũng như booster mà bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm và nhược điểm của serum
Nhìn chung, serum mang lại nhiều công dụng cho da với hiệu quả. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm mà điển hình là giá thành khá cao.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề về da;
- Có nhiều loại serum với công dụng đa dạng;
- Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với các sản phẩm chăm sóc da khác;
- Một số loại serum có thể gây kích ứng da.
Ưu điểm và nhược điểm của booster
Khác với serum, booster thường được đánh giá là mỏng nhẹ, dễ dàng xếp lớp với các sản phẩm khác và thành phần tối giản hơn, nên ít gây kích ứng hơn.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao trong việc cấp nước, chống oxy hóa, phục hồi da;
- Có thể sử dụng kết hợp với nhiều sản phẩm khác;
- Ít gây kích ứng da.
Nhược điểm:
- Công dụng không đa dạng như serum;
- Giá thành cao hơn so với các sản phẩm toner.
Cần lưu ý gì khi dùng booster/serum?
Việc sử dụng serum và booster ngày càng phổ biến với ngày càng nhiều sản phẩm hiện nay trên thị trường. Mỗi loại serum, booster có các công dụng đặc biệt cho làn da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy lưu ý các điều sau khi sử dụng serum hay booster:
Lựa chọn serum và booster phù hợp với loại da của bạn
Trong khi booster tập trung vào một công dụng cụ thể và giải quyết vấn đề da riêng biệt thì serum sẽ mang lại hỗn hợp đa dạng hoạt chất hơn. Nhưng nhìn chung, cả hai sản phẩm đều cho hiệu quả cao. Vì vậy khi chọn serum/booster, phù hợp với tình trạng da của bạn. Ví dụ: booster cấp ẩm cho da khô, serum sáng da chứa Vitamin C, hoặc serum chống lão hóa.
Kiểm tra phản ứng của da trước khi sử dụng trên mặt
Trước khi áp dụng lên mặt, hãy thử serum/booster trên vùng da tay. Nếu sau 10 – 15 phút không xuất hiện dấu hiệu kích ứng như đỏ, ngứa, bạn có thể sử dụng trên da mặt.
Sử dụng serum/booster với liều lượng phù hợp
Booster có cấu trúc nhẹ, dễ thẩm thấu và nhanh hơn so với kem dưỡng và một số loại serum. Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ:
- Đối với booster dạng kem, lấy một lượng nhỏ khoảng 2 hạt ngọc trai.
- Đối với booster dạng lỏng, bơm ra lòng bàn tay khoảng 2 – 3 giọt nhỏ.
Đối với serum, thường được sử dụng sau bước toner (hoặc sau booster) và bạn cần có bước khóa ẩm cuối bằng loại kem dưỡng phù hợp.
Bạn có thể điều chỉnh liều lượng sau mỗi lần sử dụng tùy theo cảm nhận của da. Nếu da vẫn cảm thấy khô sau khi sử dụng, bạn có thể tăng liều lượng trong lần tiếp theo để đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, không nên dùng một lượng quá nhiều sản phẩm, đặc biệt là serum vì có thể gây bí da và làm tăng nguy cơ kích ứng da.
Hy vọng bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu giúp bạn hiểu rõ hơn về những điểm khác nhau giữa booster và serum. Nếu để hỏi nên chọn booster hay serum thì tốt, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng da của bạn. Trường hợp yêu thích các sản phẩm kết cấu mỏng nhẹ và cần giải quyết một vấn đề về da nhất định, bạn có thể cân nhắc thêm booster vào chu trình dưỡng da.
Xem thêm:
- Tác dụng phụ của tretinoin là gì? Cách sử dụng hiệu quả
- Bakuchiol là gì? Tác dụng của bakuchiol trong việc trẻ hoá da
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.