Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuTìm hiểu chi tiết về xét nghiệm soi tươi cổ tử cung

Tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm soi tươi cổ tử cung


Bệnh phụ khoa là nhóm bệnh hầu hết phụ nữ đều từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa nhằm điều trị kịp thời, bác sĩ thường chỉ định soi tươi cổ tử cung. Vậy xét nghiệm soi tươi cổ tử cung có ý nghĩa gì? Quy trình thực hiện thế nào?

Xét nghiệm soi tươi cổ tử cung là gì?

Tử cung phụ nữ phản ánh tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, không phải lúc nào tử cung của nữ giới cũng khỏe mạnh. Khi xuất hiện các triệu chứng như ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư màu trắng, rong kinh bất thường… là lúc phụ nữ cần đi khám phụ khoa. Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và bệnh lý mà phụ nữ đang mắc phải, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một trong số đó là xét nghiệm soi tươi cổ tử cung.

Soi tươi cổ tử cung là một xét nghiệm dùng mẫu bệnh phẩm là dịch cổ tử cung, dịch âm đạo của người bệnh được thu thập qua quá trình khám phụ khoa. Mẫu bệnh phẩm được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn, nấm, trùng roi, bạch cầu hay các tế bào bất thường trong cổ tử cung của người bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ có căn cứ để xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở nữ giới. Xét nghiệm này có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác như nuôi cấy, nhuộm trực tiếp…

Dấu hiệu cổ tử cung bị nấm cần thực hiện xét nghiệm soi tươi cổ tử cung

Soi tươi cổ tử cung khác với nội soi cổ tử cung hay soi cổ tử cung, nội soi cổ tử cung được thực hiện khi tầm soát ung thư cổ tử cung ra kết quả bất thường, khi cần đánh giá các bệnh viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, mụn cóc sinh dục hay các bất thường khác ở bên trong cổ tử cung.

Xem thêm  Cyber sex là gì? Những rủi ro và tác hại khi thực hiện Cyber sex

Khi nào bác sĩ chỉ định soi tươi cổ tử cung?

Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm soi tươi cổ tử cung khi nữ bệnh nhân có các triệu chứng bất thường như:

  • Vùng kín ra khí hư nhiều, luôn ẩm ướt, khó chịu.
  • Khí hư có thể màu trắng ngà, trắng đục, vàng, xanh, nâu, vón cục như cặn sữa, có thể lẫn máu. Khí hư có mùi chua, tanh.
  • Cảm giác ngứa rát trong và ngoài âm đạo.
  • Cảm giác đau buốt, rát khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường.

Ngoài ra, xét nghiệm soi tươi cổ tử cung còn được chỉ định trước khi nữ giới cần thực hiện phẫu thuật cắt tử cung, nạo phá thai để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau khi thực hiện các thủ thuật.

Tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm soi tươi cổ tử cung 2
Dụng cụ hỗ trợ lấy mẫu bệnh phẩm trong cổ tử cung để soi tươi

Quy trình soi tươi cổ tử cung

Soi tươi cổ tử cung được tiến hành theo quy trình gồm các bước như sau:

  • Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào trong âm đạo của bệnh nhân để dễ dàng quan sát. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ lấy một lượng khí hư nhất định để làm xét nghiệm.
  • Mẫu bệnh phẩm là khí hư, dịch tiết âm đạo bất thường sẽ được mang đi xét nghiệm để tìm nấm, vi khuẩn.
  • Sau xét nghiệm, bác sĩ đọc kết quả xem bệnh nhân có nhiễm loại nấm hay vi khuẩn gì không để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Trong trường hợp có bất thường, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm như nuôi cấy, nhuộm gram phết âm đạo để bác sĩ có thể đưa ra kết luận bệnh chính xác.
  • Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, bệnh nhân được kê đơn thuốc đặt tại chỗ kết hợp kháng sinh.
Xem thêm  Tiết lộ dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung

Trước khi tiến hành xét nghiệm soi tươi cổ tử cung, người bệnh cần lưu ý:

  • Không quan hệ tình dục trong khoảng 24 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
  • Không dùng thuốc đặt âm đạo hoặc tampon trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Không soi tươi tử cung khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, người bệnh đi lại, sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm soi tươi cổ tử cung 3
Bạn nên tìm địa chỉ uy tín để quy trình soi tươi cổ tử cung diễn ra đúng chuẩn

Kết quả xét nghiệm soi tươi cổ tử cung

Xét nghiệm soi tươi cổ tử cung cho kết quả bình thường (âm tính) khi dịch tiết âm đạo bình thường, không hiển thị các tế bào đầu mối, tế bào Clue cell hay vi khuẩn gây viêm âm đạo. Xét nghiệm cũng không quan sát thấy nấm, không thấy mùi tanh, độ pH âm đạo trong khoảng 3,8 – 5,4.

Kết quả xét nghiệm có bất thường, hay dương tính khi: Khí hư có màu, có mùi lạ. Xét nghiệm quan sát thấy số lượng lớn hại khuẩn lấn át lợi khuẩn ở đường cổ tử cung như cầu khuẩn, trực khuẩn gram âm. Số lượng bạch cầu tăng trên 100 bạch cầu/1 vi trường. Quan sát có thể thấy nấm men hình bầu dục, có hoặc không có nấm sợi. Khí hư có mùi tanh giống mùi cá ươn là dấu hiệu của Gardnerella. Quan sát thấy tế bào Clue cell là biểu hiện của viêm âm đạo do vi khuẩn. Độ pH âm đạo khi kết quả xét nghiệm bất thường sẽ trên 4,5.

Xem thêm  Vừa quan hệ xong có đặt thuốc được không?

Môi trường âm đạo của nữ giới nằm sâu bên trong cơ thể, thường xuyên nóng ẩm nên nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới cũng cao hơn nguy cơ mắc bệnh nam khoa ở nam giới. Vì vậy, việc chủ động chăm sóc sức khỏe vùng kín, thăm khám kịp thời, phát hiện và điều trị bệnh phụ khoa nhanh chóng là cách để phụ nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản của chính mình.

Tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm soi tươi cổ tử cung 4
Thực hiện xét nghiệm soi tươi tử cung theo chỉ định của bác sĩ

Soi tươi cổ tử cung là kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn, quy trình thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp và độ chính xác cao. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, nữ giới nên đi khám phụ khoa sớm và thực hiện xét nghiệm soi tươi tử cung khi có chỉ định của bác sĩ. Việc thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh phụ khoa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. 

Xem thêm:

  • Nên xét nghiệm máu ở đâu? Tiêu chí lựa chọn nơi xét nghiệm uy tín
  • Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments