Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất là câu hỏi được sự quan tâm từ nhiều chị em phụ nữ. Hơn 10% phụ nữ mang thai không thể duy trì thai kỳ trong vài tháng đầu của thai kỳ. Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu và cách phòng tránh sảy thai có thể giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ sảy thai, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Sảy thai là gì? Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất?
Sảy thai là sự kết thúc của một thai kỳ. Nguyên nhân sảy thai khác nhau ở mỗi người và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của người mẹ, yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và lối sống.
Theo thống kê, khoảng 15% trường hợp sảy thai xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ, 5% còn lại xảy ra trong quý hai của thai kỳ, 3 tháng giữa của quá trình mang thai. Vậy thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Khoảng 20% các trường hợp mang thai kết thúc bằng sảy thai, tức là cứ năm lần mang thai thì có một trường hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ này có thể còn cao hơn, bởi nhiều trường hợp sảy thai xảy ra trước cả khi phụ nữ mang thai nhận ra mình có thai.
Dù vậy, sảy thai không ngăn cản bạn mang thai và sinh con trong tương lai. Khoảng 87% phụ nữ từng bị sảy thai vẫn có thể mang thai trở lại và sinh con đủ tháng. Chỉ có khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai ba lần trở lên gặp vấn đề khó khăn trong việc mang thai lần tiếp theo, lúc này bạn cần tham gia tư vấn của Bác sĩ có chuyên môn. Một số phân loại sảy thai bà mẹ cần biết:
- Tự nhiên: Mất thai khi dưới 20 tuần thai.
- Bị đe dọa: Chảy máu âm đạo xuất hiện trước 20 tuần tuổi thai mà không có giãn mở cổ tử cung.
- không thể tránh khỏi: Chảy máu âm đạo hoặc vỡ ối trước 20 tuần tuổi thai kèm theo sự giãn nở của cổ tử cung.
- Không hoàn toàn: Sự giãn nở của cổ tử cung và tống xuất một phần của bào thai.
- Hoàn toàn: Cổ tử cung đóng lại sau khi tống hết các bào thai ra ngoài.
- Bị mất: Phôi chết hoặc bào thai không được tống ra ngoài mà không gây chảy máu hay giãn nở cổ tử cung (chửa non, hoặc chết phôi trong tử cung).
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thời gian dễ bị sảy thai
Một số nguyên nhân gây sảy thai thường do bất thường về nhiễm sắc thể thường. Những bất thường ở đường sinh sản của người mẹ (tử cung hai sừng, u xơ, dính,…) cũng có thể gây sảy thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai tự nhiên có thể do nhiều loại virus gây ra. Nổi bật nhất là cytomegalovirus, herpesvirus, parvovirus và virus rubella. Các nguyên nhân khác bao gồm rối loạn miễn dịch và chấn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp không biết nguyên nhân.
Các yếu tố nguy cơ sảy thai tự nhiên bao gồm:
- Tuổi mẹ lớn hơn 35.
- Tiền sử sảy thai tự nhiên.
- Sử dụng thuốc lá, thuốc lào,….
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích (cocaine, rượu,…).
- Mắc các bệnh mạn tính không được điều trị tốt: Tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp.
Các triệu chứng của sảy thai tự nhiên bao gồm đau vùng chậu, chảy máu tử cung và cuối cùng là đẩy thai ra ngoài. Sảy thai có thể bắt đầu bằng việc rỉ rả dịch ra ngoài khi vỡ ối. Chảy máu nhiều hiếm khi xảy ra. Cổ tử cung giãn cho thấy sảy thai là không thể tránh khỏi. Nếu tổ chức thai của thai kỳ vẫn còn trong tử cung sau khi sảy thai tự nhiên, việc chảy máu tử cung có thể xảy ra, đôi khi các bà mẹ chưa biết mình mang thai và nhầm tưởng là chu kì kinh nguyệt.
Những điều bà mẹ cần lưu ý đề phòng tránh sảy thai
Để phòng tránh sảy thai, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Trước khi mang thai, hãy làm xét nghiệm, khám tiền hôn nhân để kiểm tra sức khỏe của cả hai bên.
- Nếu đang mang thai, bạn nên hạn chế làm việc với cường độ cao. Trong môi trường làm việc tốt, bà bầu nên tránh các chất kích thích như khói thuốc lá, đồ ăn cay, rượu, cà phê khi mang thai.
- Nếu có dấu hiệu trễ kinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sớm để biết liệu có thai trong tử cung hay không.
- Ngay cả khi bạn cho rằng mình đã sảy thai thì cũng có nhiều trường hợp thực chất đó là mang thai ngoài tử cung, cực kỳ nguy hiểm.
- Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu một phụ nữ mang thai đã từng bị dọa sảy thai hoặc sảy thai trong quá khứ thì bà mẹ nên hạn chế quan hệ hôn nhân.
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn nên hạn chế đi lại ở vùng lưu hành bệnh và tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai để phòng bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thời gian nào dễ bị sảy thai nhất cũng như cách phòng ngừa sảy thai. Hi vọng bài viết hữu ích đến bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
Xem thêm: Giải đáp: Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.