Sức đề kháng của trẻ còn kém, chưa thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh Cúm. Hơn nữa, bệnh Cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế nên, cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng Cúm cho trẻ nhanh chóng.
Bệnh Cúm là gì?
Cúm là một bệnh lý phổ biến xuất hiện chủ yếu trong mùa đông và thường do chủng virus Cúm như A (H3N2), A (H1N1), Cúm B (Yamagata, Victoria) và Cúm C gây ra. Bệnh Cúm lây nhiễm thông qua đường hô hấp, chủ yếu lây nhiễm do các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và họng qua hắt hơi hoặc ho (phần tử khí dung). Ngoài ra, virus Cúm có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng hàng ngày mà người bệnh đã tiếp xúc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh Cúm bằng cách chạm tay vào các bề mặt có chứa virus gây bệnh và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Biểu hiện thường gặp của bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm đặc biệt có thể diễn tiến nặng trên trẻ em dưới 5 tuổi.
Vì sao nên tiêm phòng Cúm cho trẻ hàng năm?
Cúm là một bệnh lây truyền rất dễ nhiễm phải, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch chưa trưởng thành như trẻ em. Việc tiêm phòng Cúm cho trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi.
Cúm thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông. Bệnh này có khả năng biến đổi, tạo ra các chủng virus mới, dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho trẻ cần thực hiện hàng năm một lần để bảo vệ sức khỏe của trẻ tối đa nhất có thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Thời điểm tiêm phòng Cúm cho trẻ
Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và chỉ nhận được miễn dịch được chuyển giao từ mẹ qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, sau đó giảm dần sau khoảng 6 tháng. Vì thế nên, trẻ từ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin Cúm là rất cần thiết.
Liều tiêm phòng Cúm cho trẻ em và người lớn được chỉ định như sau:
- Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến trước 9 tuổi: Tiêm 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm liều 0.5 ml.
- Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hàng năm liều 0.5 ml.
Tiêm phòng Cúm cho trẻ em ở đâu?
Ở Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chi phí tiêm phòng Cúm cho trẻ được niêm yết minh bạch rõ ràng. Có sẵn 3 loại vắc xin phòng Cúm cơ bản với giá tiêm lẻ như sau:
- Vắc xin IVACFLU-S 0,5ML (xuất xứ Việt Nam): 185.000 đồng/liều.
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (xuất xứ Pháp): 333.000 đồng/liều.
- Vắc xin Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan): 333.000 đồng/liều.
Bảng giá tiêm lẻ vắc xin Cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Ngoài việc tiêm phòng Cúm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cũng xây dựng các gói tiêm chủng đa dạng nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Các gói tiêm chủng được thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ theo độ tuổi, bao gồm nhiều loại vắc xin cần thiết trong mỗi giai đoạn. Điều này giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tiêm lẻ từng loại vắc xin khác.
Tiêm phòng Cúm khi mang thai có được không?
Việc tiêm vắc xin phòng Cúm trước khi mang thai có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả sự phát triển của thai nhi. Vắc xin giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai và đề cao khả năng phòng ngừa bệnh Cúm. Đồng thời, việc tiêm vắc xin Cúm còn tạo hệ miễn dịch cho thai nhi ngay sau khi chào đời bằng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ truyền sang con qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, bảo vệ bé tránh khỏi bệnh Cúm trong khoảng thời gian khi trẻ còn quá nhỏ, hệ miễn dịch còn rất “non trẻ”.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Cúm cho cả trẻ em và người lớn. Trước khi tiêm, trẻ em sẽ được thăm khám và sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn về loại vắc xin cần thiết, lên phác đồ tiêm phù hợp, đồng thời giải thích về các phản ứng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc bé sau tiêm phòng tại nhà. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm phòng một cách an toàn và hiệu quả.
Trẻ em nào không nên tiêm phòng Cúm?
Dù vắc xin Cúm là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em không nên tiêm phòng vắc xin Cúm. Đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin Cúm:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Cúm thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bởi do hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển và chưa đảm bảo kích thích trẻ sinh miễn dịch đặc hiệu với vắc xin Cúm.
- Trẻ từng gặp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin Cúm trước đây.
- Trẻ từng bị hội chứng Guillain-Barre: Hội chứng Guillain-Barre là một tình trạng nghiêm trọng và việc tiêm vắc xin Cúm cần được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế.
- Trẻ đang trong tình trạng sốt hoặc đang ốm: Nếu trẻ đang trong tình trạng không khỏe hoặc có sốt, việc tiêm vắc xin Cúm nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
- Trẻ dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà. Việc tiêm chủng vắc xin Cúm chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ và sự cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với giá cả hợp lý, bình ổn: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,… Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự thuận tiện và an tâm khi tiêm chủng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều cần nên biết khi tiêm phòng Cúm cho trẻ. Hy vọng rằng qua bài viết này, các cha mẹ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức trong việc cân nhắc tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ nhé!
Xem thêm:
Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?
Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.