Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngThèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn...

Thèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn đồ cay


Đôi khi, bạn có thể đột ngột cảm thấy khao khát một món ăn nào đó, đặc biệt là những món cay, ngọt hoặc mặn. Đây là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa cảm giác thèm ăn bình thường và hội chứng thèm ăn do bệnh lý.

Thèm cay là dấu hiệu gì?

Tăng cường hoạt động não bộ

Thèm cay là dấu hiệu gì? Cảm giác thèm đồ cay cũng có thể xuất phát từ việc gia tăng hoạt động của não. Khi nhu cầu vận động, học hỏi, nhận thức và tư duy tăng lên, cơ thể bạn có thể đòi hỏi những kích thích mạnh hơn từ thực phẩm cay.

Thèm cay có thể là dấu hiệu của việc tăng cường hoạt động não bộ

Khám phá trải nghiệm mới

Nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ớt thường xuyên có liên hệ với một số yếu tố tính cách, như khao khát tìm kiếm cảm giác mạnh (SS). SS là nhu cầu trải nghiệm những điều mới mẻ, đa dạng và phức tạp, bất chấp những rủi ro có thể gặp phải.

Thích ứng với môi trường lạnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng capsaicin trong ớt có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kích thích các cảm biến nhiệt trong hệ thống điều hòa cơ thể. Do đó, khi thời tiết lạnh, con người có xu hướng muốn ăn thực phẩm cay để tạo cảm giác ấm áp từ bên trong.

Thiếu hụt dinh dưỡng từ ăn kiêng

Thèm cay là dấu hiệu gì? Một trong những lý do khiến bạn thèm đồ cay có thể là do chế độ ăn kiêng. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể bạn có xu hướng tìm đến thực phẩm cay để bổ sung năng lượng cần thiết.

Rối loạn ăn uống

Người mắc chứng rối loạn ăn uống thường có xu hướng thích ăn thực phẩm cay để giảm bớt cảm giác lo âu hoặc căng thẳng trong tình trạng của họ.

Xem thêm  Cách sử dụng Omega-3 để cải thiện chất lượng giấc ngủ: Bạn đã thử chưa?
Thèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn đồ cay - 2
Người mắc chứng rối loạn ăn uống cũng có xu hướng thèm đồ cay

Chỉ số khối lượng cơ thể cao

Phụ nữ có chỉ số khối lượng cơ thể cao hơn thường có xu hướng thèm các loại thực phẩm giàu calo như: Sô cô la, kem, thực phẩm béo và đồ ăn cay.

Mang thai

Trong thời gian mang thai, những thay đổi về hormone có thể khiến người phụ nữ thèm các món ăn có gia vị mạnh, đặc biệt là thực phẩm cay.

Giảm triệu chứng viêm mũi

Nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể giúp kích thích cảm giác nóng, từ đó làm giảm các triệu chứng của viêm mũi.

Suy nhược tinh thần

Thèm cay là dấu hiệu gì? Capsaicin đã được chứng minh là có tác dụng chống trầm cảm, giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu và suy nhược. Do đó, khi bị căng thẳng hoặc trầm cảm, bạn có thể cảm thấy muốn ăn đồ cay để cải thiện tâm trạng.

Thèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn đồ cay - 3
Thèm cay có thể là dấu hiệu của chứng suy nhược tinh thần

Cải thiện tâm trạng

Đơn giản mà nói, khi cảm thấy cần giải tỏa cảm xúc hoặc muốn nâng cao tinh thần, một số người có xu hướng thèm đồ cay để cảm thấy hạnh phúc hơn.

Những ai nên hạn chế ăn đồ cay?

Ngoài thèm cay là dấu hiệu gì thì những ai nên hạn chế ăn đồ cay cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một số người có các vấn đề sức khỏe sau đây cần cân nhắc trước khi tiêu thụ thức ăn cay:

  • Bệnh dạ dày và viêm phế quản mãn tính: Đồ ăn cay có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa, gây khó chịu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày đối với người mắc bệnh về dạ dày hoặc viêm phế quản mãn tính.
  • Bệnh trĩ và viêm túi mật: Ăn cay có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, làm tăng tình trạng táo bón, điều này không có lợi cho người bị bệnh trĩ hoặc viêm túi mật.
  • Bệnh tim mạch và cao huyết áp: Gia vị cay có thể kích thích mạnh hệ thần kinh, và capsaicin trong ớt làm tăng tuần hoàn máu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và ảnh hưởng đến nhịp tim.
Xem thêm  Sinh mổ có ăn được thịt ếch không? Lưu ý cần biết cho mẹ bỉm

Những người có tình trạng sức khỏe nêu trên cần tiêu thụ đồ cay một cách thận trọng và nên tuân thủ theo lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Thèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn đồ cay - 4
Người bị cao huyết áp không nên ăn đồ cay

Cách ăn cay để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Bạn nên ăn đồ cay với tần suất hợp lý, khoảng 1-2 ngày một lần, và tránh ăn quá cay. Trong mỗi bữa, chỉ nên ăn tối đa một quả ớt hiểm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Nếu bạn mới bắt đầu tập ăn cay, hãy khởi đầu với mức độ cay nhẹ để cơ thể dần thích nghi, sau đó tăng dần độ cay khi cảm thấy thoải mái. Việc này giúp bạn kiểm soát độ cay và tránh gây kích thích quá mức cho cơ thể.
  • Nên kết hợp các thực phẩm giúp giảm cảm giác cay, chẳng hạn việc uống sữa, để làm dịu miệng. Các thực phẩm tinh bột và chất đạm cũng có thể giúp giảm cảm giác cay khi ăn các món cay.
  • Nếu cơn thèm cay của bạn đột ngột trở nên mãnh liệt, kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như: Mệt mỏi kéo dài, đau bụng thường xuyên, hoặc thay đổi trong thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và xử lý.

Một số điều cần lưu ý khi ăn đồ cay

Năm được ích lợi và tác hại của ăn cay sẽ giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu đến xuất khỏe, có một số lưu ý dưới đây khi ăn đồ cay mà bạn không nên bỏ qua:

  • Hạn chế ăn cay khi đói: Ăn cay khi bụng rỗng có thể gây đau dạ dày và thậm chí dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Kết hợp với nước uống làm mát: Khi ăn cay, bạn nên uống kèm các loại nước giải nhiệt như: Nước ép, sữa tươi, hoặc nước lọc để giúp làm dịu khoang miệng và cơ thể.
  • Tránh ăn cay trước khi ngủ: Đồ cay có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, gây khó khăn trong việc thư giãn và chuyển sang trạng thái ngủ, do nó có khả năng kích thích hệ thần kinh.
  • Tránh uống rượu bia: Mặc dù một số người cho rằng rượu bia giúp giảm cảm giác cay, nhưng thực tế, các loại thức uống có cồn này làm tăng nhiệt độ cơ thể và không có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm  Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? Những lưu ý người bệnh cần biết
Thèm cay là dấu hiệu gì? Lưu ý cần nắm khi ăn đồ cay - 55
Hạn chế ăn cay khi đói để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề: “Thèm cay là dấu hiệu gì?”. Thèm cay là một hiện tượng phức tạp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ thiếu hụt dinh dưỡng đến stress và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, cơn thèm cay có thể là cách cơ thể bạn gửi tín hiệu về những nhu cầu chưa được đáp ứng. Việc lắng nghe cơ thể và hiểu được ý nghĩa đằng sau những cơn thèm ăn này có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và cân bằng chế độ ăn uống.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments