Vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ của các bà mẹ khi mang bầu luôn được chú trọng và quan tâm rất sát sao. Thai có phát triển trong bụng mẹ sẽ chịu tác động chính từ người mẹ, vậy việc thai nhi to có sao không? Có ảnh hưởng tới thai nhi hay mẹ bầu trong quá trình mang thai và sau khi sinh hay không.
Thai nhi to là gì?
Thai nhi có cân nặng bất thường so với mặt bằng chung, thai nhi đạt tới 4kg trở lên thì gọi là thai to. Kích thước tiêu chuẩn của thai nhi thường đạt cân nặng khoảng 2,8kg đến 3,5kg khi sinh ra đủ tháng đủ ngày.
Nếu thai nhi tăng đến hơn 4kg thường sẽ bản ánh tình trạng xấu, điều này là không tốt kể cả trong quá trình thai kỳ lẫn sau thai kỳ. Nguy cơ biến chứng tăng càng cao khi mà cân nặng thai nhi càng tăng cao tới gần 5kg.
Trái ngược hoàn toàn với quan niệm đứa trẻ sinh ra càng to thì càng khỏe mạnh theo dân gian hay truyền lại qua các thế hệ. Vì lẽ đó mà nhiều bà mẹ cố gắng tẩm bổ, tĩnh dưỡng và chăm sóc đủ mọi loại hình thức để dưỡng thai to khỏe và con trong bụng có thể đạt mức cân nặng tốt nhất.
Tuy nhiên, theo tư duy y học hiện đại ngày nay thì thai nhi quá to thì càng có nhiều mối nguy hại đáng lo ngại cho cả mẹ và con. Do sự hòa lẫn giữa quan điểm hiện đại và dân gian nên các mâu thuẫn dần được đưa ra quanh vấn đề là thai to có sao không? Phải xác nhận lại rằng không phải cứ thai nhi to, con to thì là tốt, thì là con đang khỏe mạnh. Thai to là một mối lo cho các mẹ bầu.
Dấu hiệu nhận biết thai nhi to
Nhận thấy rằng trong thực tế thì việc phát hiện ra thai nhi to không dễ dàng. Cần phải quan sát và theo dõi đặc biệt tiến trình của sản phụ ở một mức độ sát sao nhất có thể. Một số dấu hiệu cảnh báo thai nhi có nguy cơ to dưới đây:
- Bề cao của tử cung sản phụ: Khi các mẹ đi khám sản phụ thì sẽ được nhân viên y tế đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung là đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung của các bà mẹ đang mang bầu. Thường thì sản phụ đo ở thời kỳ vào tuần thứ 16 thì sẽ nhận được kết quả kích thước độ cao của tử cung tương ứng với tuổi thai, tính theo tuần. Nếu nhận thấy kích thước lớn hơn so với dự kiến thì đây rất có thể là dấu hiệu của thai nhi to.
- Nước ối của sản phụ quá nhiều: Việc xuất hiện nước ối nhiều hơn tiêu chuẩn bình thường tức là rất dễ xảy ra tình trạng thai to. Bình thường lượng nước ối đang phản ánh lượng nước tiểu của thai nhi, nếu thai to thì sẽ bài xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường.
Việc nhận thấy những dấu hiệu bất thường sớm trong các trường hợp thai to đều là những điều cần thiết và rất quan trọng trong chăm sóc và đảm bảo sức khỏe thai sản cho sản phụ và thai nhi. Khi có những phát hiện sớm sẽ giúp giảm nhẹ các biến chứng đối với các sản phụ và thai nhi, giúp quá trình điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện chế độ luyện tập thích hợp để kiểm soát sự phát triển của bào thai.
Đặc biệt chú ý trong chăm sóc sức khỏe thai kỳ là đi khám sức khỏe thai sản định kỳ để có những phát hiện sớm nhất về thai nhi.
Phương pháp chẩn đoán
Trong theo dõi thăm khám các mẹ bầu bác sĩ còn có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán qua cân nặng của thai
- Kiểm tra cân nặng của sản phụ: Theo dõi của bác sĩ về quá trình tiến triển cân nặng của bà mẹ và đặt những câu hỏi để tìm hiểu về chế độ ăn của sản phụ. Trong quá trình mang thai mà có sự tăng cân, béo phì cũng rất dễ khiến thai to.
- Sử dụng phương pháp siêu âm: Siêu âm thai nhi sẽ giúp hỗ trợ tối ưu hóa việc xác định kích thước đầu, bụng và độ dài xương đùi trên của thai trong bụng. Điều này giúp bác sĩ có căn cứ xác định thai nhi có to hay không?
- Áp dụng xét nghiệm tiền sản: Non – stress test hoặc sơ lược về tình trạng lý sinh thai nhi là những bài kiểm tra được tiến hành trong quá trình theo dõi sức khỏe của thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến thai to
Thai nhi to có thể do nhiều yếu tố tác động, có thể từ khách quan bên ngoài tác động đến người mẹ hoặc cũng có thể là do chủ quan từ bên trong cơ thể sản phụ. Các yếu tố dưới đây là một trong những điển hình:
- Sức khỏe cũng như thể lực của bà mẹ không ổn định.
- Người mẹ mang thai nhiều lần, sinh con ở những lần sau thì thường là sẽ có cân nặng lớn hơn lần trước.
- Sản phụ đang mang trong mình bệnh tật, các vấn đề sức khỏe.
- Trong thai sản người mẹ bị đái tháo đường: Điều này sẽ khiến thai nhi có nguy có khá cao bị biến chứng thai to.
- Người mẹ bị thừa cân: Mẹ bị béo phì, thừa cân từ trước khi mang bầu mà không thể nào kiểm soát được chế độ ăn uống và cân nặng đến khi mang bầu, vấn đề này cũng khiến thai nhi bị to hơn mức bình thường.
- Thai nhi đã quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chào đời: Thai sinh muộn hơn dự kiến, càng ở trong bụng mẹ lâu thì càng tiếp tục tăng cân và phát triển liên tục dẫn đến tình trạng thai to, đặc biệt chú ý thai đã hơn 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
- Sản phụ ăn quá nhiều bột tinh chế.
Thai nhi to có những ảnh hưởng gì?
Thai nhi to để lại rất nhiều nỗi lo cho chính thai trong bụng và người mẹ đang mang thai. Các ảnh hưởng khi thai nhi to bất thường như sau:
- Người mẹ sẽ bị mệt mỏi, rất khó thở do thai quá to làm chèn ép cơ hoành.
- Thai to gây cản trở trong quá trình sinh nở bằng phương pháp tự nhiên. Việc khó khăn trong sinh nở sẽ dẫn đến kéo dài thời gian sinh gây chảy máu khi tổn thương tầng sinh môn rất dễ khiến mẹ bị mắc các tai biến sản khoa khi sinh.
- Dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi ở trẻ sơ sinh cùng với các biến chứng hạ thân nhiệt, suy hô hấp và suy tuần hoàn.
Đối với những bà mẹ mang thai được chẩn đoán mang thai to cần phải được theo dõi đặc biệt và sát sao hơn trong suốt thời kỳ mang thai và cần chuẩn bị những giải pháp đáp ứng phù hợp. Dưới đây sẽ là một trong số những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu:
- Cần có chế độ trong kiểm soát cân nặng khi mang thai phù hợp: Trong thời kỳ này người mẹ không nên mang tư tưởng ăn gấp đôi bình thường hay luôn nạp vào cơ thể quá nhiều calo dẫn đến tăng cân không kiểm soát và gây thai to. Mức tăng cân phù hợp cho người mẹ trong suốt quãng thai kỳ là cao nhất 3 – 5kg đến tam cá nguyệt thứ 3.
- Luôn kiểm soát lượng đường huyết: Thai sản đang bị đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ thì cần thăm khám và kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Chú ý đến sự vận động cơ thể thường xuyên: Dù cho ở bất cứ một thời điểm thai kỳ nào thì cũng phải lưu ý quá trình vận động, tỉnh táo cơ thể. Nên chọn những bài vận động, tập thể dục nhịp nhàng, nhẹ nhàng như yoga cho mẹ bầu hay đi bộ dạo quanh.
Thai to có sao không đang là một thắc mắc gây đắn đo cho nhiều người . Thai to gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực đến các bà mẹ đang mang bầu. Không nên bỏ qua các dấu hiệu hữu ích để chẩn đoán và có những giải pháp phù hợp nhất, tránh để lại những biến chứng đáng tiếc.
Hy vọng những nội dung trên bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được mức độ quan trọng trong chăm sóc thai sản qua câu hỏi “Thai to có sao không?”. Cảm ơn bạn đã theo dõi Long Châu!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.