Vitamin E hòa tan trong chất béo, điều này có nghĩa cơ thể con người có dự trữ Vitamin E và sử dụng nó khi cần thiết. Vậy có bổ sung vitamin E trước khi mang thai có thực sự tốt?
Vai trò của vitamin E trong cơ thể
Vitamin E tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, đóng vai trò là chất xúc tác, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vitamin E còn có khả năng chống lại các gốc tự do NO, loại bỏ các gốc tự do dư thừa, từ đó làm chậm quá trình lão hóa, chống lại chu trình chết của tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ tươi trẻ, mịn màng khi bổ sung đủ lượng vitamin E. Thiếu vitamin E, làn da sẽ bị khô, nhăn nheo và tóc cũng xơ xác, dễ gãy rụng.
Vitamin E còn có vai trò trong phòng chống ung thư, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, hỗ trợ quá trình thụ thai và là yếu tố thiết yếu tham gia cấu tạo hệ thống huyết quản, cơ xương, cơ tim. Khi thiếu vitamin E, các cơ bắp sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và có thể dẫn tới yếu cơ, đi đứng không vững, sự phối hợp giữa các cơ bắp kém và giảm phản xạ.
Thắc mắc: Bổ sung vitamin E trước khi mang thai có thực sự tốt?
Tình trạng thể chất tốt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của phụ nữ, do đó việc bổ sung một số vitamin có thể hỗ trợ cho việc chuẩn bị mang thai của người phụ nữ tốt hơn.
Ở phụ nữ, vitamin E có thể làm tăng chất nhầy tử cung. Ở nam giới, vitamin E giúp tinh trùng sống lâu hơn, do vậy,việc bổ sung vitamin E trước khi mang thai làm tăng cơ hội thụ thai.
Có thể bổ sung vitamin E trước khi mang thai 3 tháng và thời gian từ tháng thứ 2, 3 của thai kỳ khi thai nhi đang hoàn thiện về thần kinh.
Tuy nhiên, các bằng chứng hiện nay cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E có khả năng ít ảnh hưởng đến kết cục của thai kỳ và bà mẹ gồm thai lưu, tiền sản giật, trẻ nhẹ cân và trên thực tế lại có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Vì thế, WHO cho rằng bổ sung vitamin E KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN CÁO cho phụ nữ mang thai vì mục đích cải thiện kết cục của mẹ và trẻ.
Bổ sung vitamin E như thế nào cho phụ nữ chuẩn bị mang thai?
Có 2 cách để bổ sung vitamin E:
- Qua thực phẩm hằng ngày và bổ sung vitamin E đường uống. Một số thực phẩm giàu vitamin E mà phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể sử dụng như: rau xanh, khoai lang, đậu phụ, bông cải xanh, bơ, các loại hạt, hải sản,..
- Uống viên Vitamin E: Liều khuyên cho phụ nữ chuẩn bị mang thai là 22 – 30 mg/ngày (1mg = 15 UI) vì vitamin E ở dạng đầu dễ tan trong dầu do vậy vitamin E nên uống trong hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý khi bổ sung vitamin E để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Theo Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA, ở liều thông thường được khuyến cáo thì vitamin E khá an toàn trong thai kỳ. Liều khuyến cáo của vitamin E trong thai kỳ là 22 – 30 mg/ngày (1mg = 15 UI) uống sau bữa ăn.
Với liều cao, Vitamin E được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Một số thử nghiệm trên mô và động vật báo cáo rằng việc sử dụng vitamin E liều cao (≥ 400 UI/ ngày) làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn tác dụng gây hại của ethanol và bệnh đái tháo đường của mẹ đối với thai nhi, tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây đột quỵ.
Lưu ý khi bổ sung vitamin E để đảm bảo an toàn cho mẹ
Theo Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA, ở liều thông thường được khuyến cáo thì vitamin E khá an toàn trong thai kỳ. Liều khuyến cáo của vitamin E trong thai kỳ là 22 – 30 mg/ngày (1mg = 15 UI) uống sau bữa ăn.
Với liều cao, Vitamin E được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Một số thử nghiệm trên mô và động vật báo cáo rằng việc sử dụng vitamin E liều cao (≥ 400 UI/ ngày) làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn tác dụng gây hại của ethanol và bệnh đái tháo đường của mẹ đối với thai nhi, tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây đột quỵ.
Tác dụng phụ khi dùng vitamin E mà bạn có thể gặp phải
Mệt mỏi, suy nhược, rối loạn đông máu, ức chế miễn dịch, viêm da, creatinin niệu, thay đổi chức năng tuyến giáp, tăng bài tiết androgen trong nước tiểu…
Việc bổ sung vitamin là cần thiết đối với cơ thể. Việc bổ sung vitamin E là cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và hơn cả là phụ nữ hiếm muộn. Tuy nhiên, liều lượng và bổ sung vitamin E theo đường nào (chế độ ăn hay viên) nên có sự tư vấn đầy đủ của bác sĩ chuyên khoa.
Thanh Hoa
Nguồn Tham Khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.