Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tinh thần. Nhưng ở những bà mẹ sau sinh thường băn khoăn việc “Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?”. Bạn đọc có mong muốn tìm hiểu hãy cùng nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc tập thể dục
Tập thể dục giúp rèn luyện nâng cao sức khỏe. Ngay cả những bà mẹ sau sinh, tập thể dục khi cho con bú cũng có nhiều lợi ích nhất định. Một số lợi ích tập thể dục khi cho con bú:
- Tăng cường sức khỏe.
- Làm giảm nồng độ lipid và insulin trong máu.
- Nâng cao tinh thần, cải thiện cảm xúc, tâm trạng, làm giảm căng thẳng.
- Cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
- Kích thích giải phóng hormones, endorphin, giúp cơ thể dễ chịu, giảm bớt triệu chứng baby blues.
- Tăng nồng độ prolactin của cơ thể – hormone kích thích sản xuất sữa mẹ.
- Làm tăng năng lượng cho cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh tim, hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn.
- Cải thiện vóc dáng sau sinh.
- Tăng khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy.
Tập thể dục vừa tăng cường sức khỏe vừa không ảnh hưởng đến việc tiết sữa cũng như các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ hay sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục với cường độ cao, điều này có thể làm tăng nồng độ axit lactic và giảm hàm lượng kháng thể IgA trong sữa mẹ.
Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Đối với việc tiết sữa hoặc hàm lượng dinh dưỡng trong sữa
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc mẹ tập thể dục không gây ảnh hưởng trong việc tiết sữa cũng như thành phần dinh dưỡng trong sữa. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng khi mẹ tập thể dục đều đặn thường xuyên thì lượng sữa có xu hướng tăng nhẹ. Do đó, bạn có thể hoàn yên tâm tập thể dục khi cho con bú.
Đối với các yếu tố miễn dịch có trong sữa
Ở chế độ vừa phải, tập thể dục không có ảnh hưởng đến các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục hàm lượng kháng thể sẽ giảm trong thời gian ngắn.
Do vậy, đa số các bà mẹ đều không tập thể dục quá sức. Nếu tập thể dục ở cường độ cao thì lượng kháng thể trong sữa mẹ sẽ bị giảm một lượng đáng kể. Ngoài ra nồng độ IgA trong sữa cũng sẽ giảm trong thời gian ngắn sau khi tập. Vì vậy để tốt nhất thì bạn nên tập thể dục thường xuyên với cường độ luyện tập vừa phải, không nên dùng sức quá nhiều.
Ảnh hưởng đến acid lactic trong sữa mẹ
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng acid lactic có xu hướng tăng lên sau khi người mẹ tập thể dục ở cường độ vừa phải (50 – 70% cường độ) với một lượng không đáng kể. Nếu cường độ tập thể dục ở mức tối đa (100%) lượng acid lactic tăng lên một lượng vừa phải. Mức tăng này có thể kéo dài đến 90 phút sau khi tập, nhưng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến bé.
Ảnh hưởng đến việc trẻ bú sữa
Có nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có thể trở nên cáu gắt hay không chịu bú sữa sau khi mẹ tập thể dục với cường độ tối đa 100%. Tuy nhiên, có nghiên cứu khác cho thấy trẻ vẫn bú sữa bình thường sau khi mẹ tập thể dục dù mẹ có tập với cường độ tối đa.
Sau khi tập thể dục, cơ thể ám một số mùi đặc biệt là mồ hôi, điều này làm trẻ không thích và không chịu bú sữa. Mồ hôi trên người có vị mặn, khi trẻ bú sữa đôi khi sẽ uống phải, đó cũng là một nguyên nhân khiến trẻ không muốn bú sữa sau khi mẹ tập thể dục. Nếu rơi vào trường hợp này bạn có thể vắt một ít sữa trước khi tập thể dục cho con bú hay trì hoãn việc bú sữa của trẻ khoảng 30 phút sau khi tập để giảm nồng độ axit lactic trong sữa hoặc bạn hoàn toàn có thể giảm cường độ tập xuống để nồng độ axit lactic không bị tăng.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tap_the_duc_khi_cho_con_bu_co_anh_huong_den_sua_me_khong_2_208a9fa152.jpg)
Những lưu ý về tập thể dục khi đang cho con bú
Bắt đầu với bài tập thể dục sau sinh, bạn cần lưu ý đến một số điều cần thiết. Một vài mẹo giúp việc tập thể dục khi đang cho con bú an toàn và thoải mái cho các mẹ là:
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu với bất kì một bài tập thể dục nào.
- Tập với những bài thể dục ngắn và tần suất thấp rồi dần dần tăng lên mức độ hoạt động.
- Dừng lại việc tập luyện nếu bạn thấy đau, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở hoặc tăng xuất huyết âm đạo.
- Dành một vài phút khởi động trước khi vào bài tập để tránh việc chấn thương khi vận động đột ngột.
- Uống nhiều nước, đảm bảo cơ thể bạn không bị mất nước. Nên mang theo nước bên mình để uống mỗi khi cần và trong giờ giải lao.
- Hút sữa hoặc cho con bú trước khi tập thể dục. Ngực đầy và căng tức sữa sẽ khiến bạn vận động không thoải mái.
- Nếu lo lắng sữa sẽ bị rò rỉ trong lúc tập bạn nên mang thêm miếng lót ngực.
- Chọn áo ngực thể thao vừa vặn với cơ thể. Một chiếc áo quá rộng hay quá chật sẽ khiến bạn không thoải mái hoặc thậm chí khiến bạn bị viêm vú nếu áo quá chật.
- Bạn có nguy cơ gặp phải viêm vú thì nên hạn chế những bài tập tác động lên phần trên cơ thể nhất là nâng tạ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tap_the_duc_khi_cho_con_bu_co_anh_huong_toi_sua_me_khong_3_9f445a66d9.jpg)
Cách tập thể dục khi cho con bú an toàn và hiệu quả
Để bắt đầu với tập thể dục thì lựa chọn loại hình tập luyện và sắp xếp thời gian là hai yếu tố quan trọng. Bạn nên nhớ chỉ nên bắt đầu chậm và từ từ tăng dần cường độ. Nếu chưa chắc chắn bài tập này có an toàn hay không bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên chuyên môn về tập thể dục sau sinh.
Dưới đây là một số cách an toàn và hiệu quả để bắt đầu tập thể dục khi đang cho con bú:
- Đi dạo hoặc đi bộ trên đường dài: Bạn hoàn toàn có thể địu trẻ trên người hay cho bé vào xe đẩy để đi dạo và hưởng không khí trong lành.
- Chạy bộ chậm: Bạn có thể chạy một mình hoặc cho trẻ ngồi xe đẩy chuyên dụng để chạy cùng nhau.
- Bơi lội: Bài tập bơi nhẹ nhàng với tác động tập luyện toàn thân.
- Tham gia lớp thể dục sau sinh: Tìm cho mình và bé một lớp yoga hoặc lớp chuyên hướng dẫn tập thể dục sau sinh là một lựa chọn tuyệt vời. Ở đây các bà mẹ có thể gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ cho nhau những kiến thức làm mẹ.
- Đến phòng tập thể dục: Có rất nhiều phòng tập có dịch vụ trông trẻ, nên bạn có thể đến tập mà không phải băn khoăn đến bé.
- Vận động nhẹ nhàng tại nhà: Tập theo video hướng dẫn, nếu có điều kiện chuẩn bị thiết bị luyện tập tại nhà thì việc luyện tập của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tap_the_duc_khi_cho_con_bu_co_anh_huong_toi_sua_me_khong_4_ef98fea920.jpg)
Trên đây là một số thông tin “Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?” mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Việc tập thể dục khi đang cho con bú là rất tốt, tuy nhiên bạn không nên nôn nóng mà lựa chọn những bài tập với cường độ cao không phù hợp với bản thân. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng một bài tập thể dục nào đó.
Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.