Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhTăng áp phổi sống được bao lâu và người bệnh cần làm...

Tăng áp phổi sống được bao lâu và người bệnh cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?


Tăng áp phổi là một loại tăng huyết áp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Vì vậy nhiều người lo ngại rằng tăng áp phổi sống được bao lâu và bản thân cần làm gì để kéo dài tuổi thọ nếu bị tăng áp phổi. Cũng giống như các bệnh lý khác, nếu được chẩn đoán tăng áp phổi kịp thời thì tỷ lệ sống của người bệnh sẽ được tăng lên.

Khái niệm tăng áp phổi

Tăng áp phổi là bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến khả năng lưu thông máu trong động mạch. Bệnh lý xảy ra khi áp lực trong phổi tăng cao khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để máu đi qua phổi và lấy được oxy cung cấp cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến giảm lượng máu đến phổi và giảm lượng oxy trong máu. Việc tim hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng suy tim phải và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh lý này nguy hiểm vì tăng áp phổi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và chủng tộc. Nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi thanh niên và nữ giới. Đa số trường hợp tăng áp phổi nguyên phát đều không thể chữa khỏi nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị tích cực, triệu chứng sẽ được kiểm soát và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.

Tăng áp phổi là bệnh lý nghiêm trọng

Dấu hiệu tăng áp phổi

Khi cơ thể của bạn có những triệu chứng sau, bạn cần cân nhắc đến việc đi khám sàng lọc tăng áp phổi:

  • Cơ thể cảm thấy khó thở nhưng không có triệu chứng của các bệnh tim phổi khác.
  • Người bệnh có tiền sử tim mạch nhưng cơn khó thở bỗng dưng tăng lên.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, yếu cơ, ngoài ra còn cảm thấy chướng bụng khó tiêu.
  • Trường hợp quá khó thở, người bệnh có thể ngất đi.
  • Khám lâm sàng cho thấy bờ xương ức trái nhô cao, tiếng phổi ở tim, gan to, phù chi và có tiếng T2 mạnh ở đáy tim.
Xem thêm  Hở van động mạch chủ 1/4 có đáng lo ngại?
 Tăng áp phổi sống được bao lâu và người bệnh cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? - 2
Khó thở là dấu hiệu của tăng áp phổi

Ngoài những dấu hiệu trên, những đối tượng sau cũng nên đi khám sàng lọc tăng áp phổi:

  • Tiền sử gia đình có người bị tăng áp phổi.
  • Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Bệnh nhân mắc bệnh miễn dịch như lupus ban đỏ, xơ cứng bì.
  • Bệnh nhân có tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan.

Bệnh nhân bị tăng áp phổi sống được bao lâu?

Do triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên tăng áp phổi thường không được phát hiện sớm làm giảm tỷ lệ sống sót ở người bệnh. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm điều trị là khoảng 50%. Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học hiện đại, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân thấp hơn từ 20 đến 30% trong thời điểm từ 3 đến 5 năm.

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân có thể tăng lên nếu bệnh nhân có các chỉ số sau:

  • Đáp ứng kém với thuốc giãn mạch.
  • Giảm hoạt động thể chất tổng thể, giảm oxy máu.
  • Nồng độ BNP hoặc NT-pro-BNP trong huyết tương cao.
  • Các chỉ số siêu âm tim có dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thu tim phải.

Ngoài ra, các bệnh nhân có các bệnh kèm như bị xơ cứng bì hệ thống, bệnh hồng cầu hình liềm hay nhiễm HIV sẽ có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ tử vong tăng khoảng 40% trong vòng 4 năm. 

Xem thêm  Metabolism là gì? Ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?
Tăng áp phổi sống được bao lâu và người bệnh cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? - 3
Bệnh nhân bị tăng áp phổi sống được bao lâu?

Tăng áp phổi có điều trị được không?

Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc nhằm cải thiện lưu lượng máu đến phổi bằng cách giãn các động mạch phổi, giúp giảm áp lực cho tim. Ngoài sử dụng thuốc, tập thể dục và xây dựng lối sống lành mạnh cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh lý lâu dài. Trong trường hợp bệnh nhân tăng áp phổi nghiêm trọng, cấy ghép tim hoặc phổi sẽ là lựa chọn ưu tiên và cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên đây là phương pháp khá rủi ro và phức tạp, khả năng nhận được tạng ghép cũng khá thấp.

Người bị tăng áp phổi cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Ngoài sử dụng thuốc và các biện pháp y tế khác, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống nhằm điều trị tích cực sức khỏe tim mạch và từ bỏ các thói quen có hại cho tim mạch.

  • Bệnh nhân cần tiêm chủng phòng bệnh: Việc tiêm phòng bệnh cúm và viêm phế cầu cũng giúp phòng các biến chứng nguy hiểm của tăng áp phổi.
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ. Tránh những bài tập quá nặng làm tim phải hoạt động quá mức.
  • Ngủ đủ giấc: Hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc vào ban đêm giúp cơ thể sẽ có thời gian phục hồi, điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Chế độ ăn phù hợp: Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn dinh dưỡng và phù hợp, hạn chế các loại chất béo, tinh bột, đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm nhiều cholesterol. Kiểm soát cân nặng của bản thân cũng giúp cải thiện tình trạng tăng áp phổi.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Xem thêm  Hỏi đáp: Bệnh huyết áp cao có di truyền không?
Tăng áp phổi sống được bao lâu và người bệnh cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? - 4
 Tiêm chủng giúp hạn chế tăng áp phổi nghiêm trọng

Hiện nay, người bị tăng áp phổi sống được bao lâu vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Dù tiên lượng thấp và chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại, người bệnh cần lạc quan và tích cực điều trị để đạt được hiệu quả điều trị.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments