Rất nhiều mẹ trẻ thường thắc mắc tam cá nguyệt là gì, có ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai hay không. Bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Thế nào là tam cá nguyệt?
Nhằm tiện theo dõi quá trình phát triển cũng như trưởng thành ở thai nhi, các nhà khoa học đã chia hành trình mang thai ở mẹ bầu ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn thường tương ứng với một giai đoạn tam cá nguyệt. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Tương ứng với 3 tháng đầu của hành trình mang thai hay nói cách khác là tính hết tuần 13.
- Tam cá nguyệt thứ 2: Tương ứng với 3 tháng ở giữa thai kỳ (tuần 14 đến tuần thứ 27).
- Tam cá nguyệt thứ 3: Tương ứng với 3 tháng cuối (tuần thứ 28 đến 40).
Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi kỳ tam cá nguyệt sẽ tương đương với 3 tháng, kéo dài trong khoảng 13 tuần và thêm 1 tuần vào tam cá nguyệt thứ 3.
Khái niệm tam cá nguyệt sinh ra nhằm giúp chị em dễ dàng nắm bắt được đặc điểm chung của tình trạng sức khỏe của mẹ và bé nhằm dễ dàng theo dõi cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp. Ở mỗi chu kỳ tam cá nguyệt, các nhà khoa học cũng đưa ra những xét nghiệm cần thiết mà mẹ nên thực hiện để có thể kiểm soát tốt trong quá trình mang thai.
Khi đã hiểu được khái niệm tam cá nguyệt, mẹ sẽ không còn phải bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm những tài liệu dành riêng cho các mẹ bầu nữa.
Đặc điểm của từng kỳ tam cá nguyệt
Khi đã nắm rõ được khái niệm tam cá nguyệt là gì mẹ bầu cần phải nắm bắt được đặc điểm của mỗi giai đoạn mang thai để hiểu sâu hơn về sức khỏe thai kỳ của bản thân. Theo đó, đặc điểm riêng biệt của mỗi kỳ tam cá nguyệt được thể hiện như sau:
Tam cá nguyệt thứ nhất
Cho dù mẹ là người mang thai lần đầu hay lần thứ 2, thứ 3 đi chăng nữa thì tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn mà sẽ để lại nhiều cảm xúc khó quên.
Ở tuần thai thứ 4 đến thứ 7 của tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên đến các cơ sở y tế thực hiện siêu âm để chắc chắn rằng thai đã vào trong tổ. Khi thực hiện, bạn có thể lựa chọn siêu âm thành bụng hoặc siêu âm đầu dò. Tuy nhiên, siêu âm đầu dò thường sẽ cho kết quả từ tuần thai sớm hơn. Khi chắc chắn thai đã vào trong tổ, bác sĩ sẽ tiến hành thao tác kiểm tra huyết áp, cân nặng. Từ đó, họ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống cũng như kê đơn cho mẹ các loại vitamin cần thiết để bé và mẹ khỏe mạnh.
Ở tuần thai thứ 10 đến 12, mẹ nên đến gặp bác sĩ để siêu âm đo độ mờ da gáy của bé. Đây là điều vô cùng cần thiết để có thể xác định được nguy cơ mắc phải tật Down ở thai nhi. Tới tuần thứ 13, kết quả sẽ không được chính xác nữa. Thời điểm này, các bác sĩ sẽ cho các mẹ biết được thời gian mà em bé dự sinh.
Ở kỳ tam nguyệt thứ nhất, rất nhiều mẹ gặp vấn đề khó khăn với việc ốm nghén, gây ra tình trạng sụt cân ngay trong khoảng thời gian này, một số khác lại chỉ có chút mệt mỏi. Điều này chính là sự khác nhau giữa cơ địa của từng người.
Tam cá nguyệt thứ 2
Ỏ kỳ tam cá nguyệt thứ hai, những cơn ốm nghén sẽ ít nhiều không gây ảnh hưởng tới mẹ nữa. Cảm xúc của mẹ bây giờ đã đồng hành cùng với con yêu rồi. Ở giai đoạn này, cân nặng của trẻ ít nhiều sẽ có sự thay đổi, bụng mẹ bắt đầu lộ rõ. So với giai đoạn trước thì ở giai đoạn này, mẹ bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn như sắt, canxi, protein,…
Tam cá nguyệt thứ 3
Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3, mẹ và bé đã sắp được gặp nhau. Khi bước vào giai đoạn này, mẹ nên chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng cho việc sinh nở cũng như đăng ký sinh con tại bệnh viện uy tín. Vào tháng cuối cùng, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề nhưng cần phải thả lỏng và thư giãn để cơ thể trở nên thoải mái hơn.
Trên đây là những lý giải liên quan đến khái niệm tam cá nguyệt là gì và đặc điểm của từng kỳ tam cá nguyệt. Hy vọng mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của con yêu nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.