Cà phê không chỉ được biết đến với công dụng giúp tỉnh táo, tăng cường năng lượng mà còn được chú ý với tác dụng giảm cân của nó. Hiện nay, phương pháp uống cà phê giảm cân đang rất phổ biến. Vậy tại sao uống cà phê có tác dụng giảm cân?
Tại sao uống cà phê có tác dụng giảm cân?
Cà phê giúp giảm cảm giác đói
Một trong những yếu tố tạo cảm giác đói chính là hormone. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng caffeine có tác dụng làm giảm hàm lượng hormone ghrelin gây đói. Đồng thời, caffeine cũng kích thích cơ thể tiết ra hormone PYY. Khi lượng hormone PYY trong cơ thể tăng cao thì bạn càng nhanh no và lâu đói.
Caffeine làm giảm hàm lượng hormone gây đói
Một vài nghiên cứu thực nghiệm cho thấy công dụng này của caffeine đạt hiệu quả nếu uống ngay trước bữa ăn. Nếu bạn uống cà phê trước bữa ăn quá lâu (khoảng 3 – 4 tiếng) thì caffeine không còn ảnh hưởng đến các loại hormone nữa.
Cà phê giúp kích thích quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể phân giải dưỡng chất và đốt cháy calo nạp vào cơ thể. Caffeine được biết đến là một chất có khả năng kích thích sự trao đổi chất nhờ làm tăng hệ số trao đổi chất cơ bản (BMR). BMR còn được hiểu là hệ số đốt calo khi cơ thể không vận động.
Qua một nghiên cứu thực nghiệm với sự tham gia của 600 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lượng caffeine cao có tác dụng giảm cân. Trọng lượng, chỉ số cơ thể BMI và khối lượng chất béo của những người tham gia giảm từ 17 – 28% khi tăng gấp đôi lượng caffeine nạp vào cơ thể.
Cà phê kích thích giải phóng các mô mỡ
Trong máu có một chất được gọi là epinephrine hay adrenaline. Chất này thông qua máu đi đến các mô mỡ, báo hiệu cho các mô mỡ phải phân hủy chất béo và giải phóng vào máu.
Caffeine giúp giảm cân vì nó có tác dụng làm tăng nồng độ epinephrine trong máu, từ đó kích thích giải phóng các mô mỡ. Tuy nhiên, việc giải phóng các mô mỡ sẽ không có tác dụng giảm béo nếu bạn không đảm bảo nguyên tắc giảm cân. Đó chính là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ.
Caffeine giúp giảm cân vì nó có tác dụng làm tăng nồng độ epinephrine trong máu
Cà phê đen có hàm lượng calo thấp
Nhược điểm của phương pháp uống cà phê giảm cân
Lượng caffeine nạp vào cơ thể quá cao
Lượng caffeine quá mức gây nên tình trạng cao huyết áp
Khả năng tăng cân trở lại cao
Cơ thể luôn có cơ chế thích nghi với lượng calo thường xuyên tiêu thụ. Khi áp dụng các phương pháp giảm cân thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ giảm đáng kể. Lúc này, cơ thể sẽ thích nghi bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm lượng calo đốt cháy.
Khi lượng calo nạp vào giảm có thể gây ra sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể trong đó có hormone leptin. Leptin có nhiệm vụ thúc đẩy cảm giác no và gửi tín hiệu đến não để ngừng ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng lượng leptin trong cơ thể sẽ giảm nếu lượng calo nạp vào giảm. Điều này dẫn đến tình trạng thèm ăn nhiều hơn.
Và theo một số nghiên cứu thì có đến 80% người tăng cân trở lại sau khi giảm cân bằng phương pháp giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong đó có phương pháp uống cà phê giảm cân.
Không an toàn cho sức khỏe về lâu dài
Uống nhiều cà phê, lượng caffeine quá mức có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy, không nên sử dụng phương pháp giảm cân này trong thời gian dài vì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc uống nhiều cà phê trong thời gian dài có thể duy trì cân nặng mà không có tác dụng phụ nào.
Uống nhiều cà phê gây đau đầu, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài
Theo những người đã thực hiện phương pháp này thì chỉ nên dùng cà phê giảm cân trong hai đến bảy tuần. Thay vào đó để giảm cân hiệu quả và bền vững thì bạn nên có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Phương pháp giảm cân nhờ uống cà phê là một phương pháp khá hiệu quả tuy nhiên bạn không nên sử dụng trong thời gian dài. Hãy lên kế hoạch tập luyện và ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé! Chúc các bạn giảm cân thành công!
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.