Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuSinh ConSuy thai trong chuyển dạ nguy hiểm như thế nào?

Suy thai trong chuyển dạ nguy hiểm như thế nào?


Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi để thích ứng và tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển. Hành trình mang thai chưa bao giờ là dễ dàng với mỗi người mẹ, bất kỳ một sự cố nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt trong lúc chuyển dạ. Suy thai được xem là biến chứng sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ mà các mẹ bầu cần chú ý. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của suy thai trong chuyển dạ để giúp ngăn ngừa người mẹ và thai nhi các biến chứng nguy hiểm về sau này.

Suy thai trong chuyển dạ là gì?

Suy thai trong chuyển dạ là tình trạng thiếu oxy khi thai nhi đang còn nằm trong tử cung, điều này dẫn đến tình trạng phân phối lại nguồn oxy dự trữ và gây ra toan chuyển hoá. 

Suy thai trong chuyển dạ gây ra nhiều ảnh hưởng, để lại di chứng đến sự phát triển tâm lý cũng như sự vận động của bé sau này, nguy hiểm hơn cả là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé trong lúc sinh. Suy thai xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ là tình trạng cấp tính, có thể khiến thai nhi tử vong ngay lập tức nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Theo thống kê, suy thai cấp trong chuyển dạ có xác suất xảy ra là 20%.

Suy thai trong chuyển dạ là tình trạng cấp tính nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết suy thai trong chuyển dạ

Tình trạng suy thai cấp tính xảy ra đột ngột trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chuyển dạ. Đối với những thai phụ đã được phát hiện ra tình trạng thai yếu hay thai có nguy cơ cao suy thai sẽ thường có dấu hiệu chuyển dạ sớm đi kèm các cơn co bóp tử cung. Các cơn co bóp tử cung sẽ làm giảm lượng máu đến bánh nhau, làm gián đoạn sự trao đổi giữa mẹ và bé. 

Xem thêm  Mẹ ăn lá tía tô có làm mất sữa không?

Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Nước ối có phân su: Nước ối vỡ ra có màu xanh bẩn, cho thấy sự hiện diện của phân su. Hiện nay, kỹ thuật soi ối sẽ giúp bác sĩ sản khoa phát hiện sớm các trường hợp nước ối xanh khi chưa vỡ. Nước ối có phân su chỉ là dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng suy thai cấp, tuy nhiên nó không đủ điều kiện để chẩn đoán cũng như đánh giá mức độ của suy thai. Lúc này cần kết hợp các biện pháp thăm dò khác.
  • Nước ối đổi màu từ trắng đục thành vàng hoặc xanh khi chuyển dạ, đây cũng có thể là dấu hiệu để nghi ngờ suy thai trong lúc chuyển dạ.
  • Tim thai thay đổi: Nhịp tim thai nhi bất ngờ tăng nhanh trên 160 lần/phút hoặc đột ngột giảm chậm dưới 120 lần/phút hoặc không đều. Trong trường hợp tim thai đập chậm và kéo dài trên 3 phút thì nên nghi ngờ ngay đến suy thai nhi. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguyên nhân xuất phát từ các cơn co cường dẫn đến tình trạng chậm nhịp tim của thai nhi. Khi quan sát trên monitor có thể thấy nhịp tim thai chậm muộn, biến đổi hoặc dao động ít nhất dưới 5 nhịp.
  • Cử động hỗn loạn của thai nhi: Ban đầu, thai nhi cử động mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thì thai đập chậm và sau đó là ngừng hoạt động.
  • Khi siêu âm xác định nước ối có sự suy giảm.
  • Thai không còn cử quậy hay hoạt động có thể đã chết lưu trong bụng mẹ.
Xem thêm  Đau xương sườn khi mang thai: Nguyên nhân vì sao? Khắc phục thế nào?
suy-thai-trong-chuyen-da-nguy-hiem-nhu-the-nao 2.jpg
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi chuyển dạ cũng cần được chú ý và quan tâm

Nguyên nhân gây suy thai trong chuyển dạ

Có nhiều nguyên nhân để giải thích tình trạng suy thai trong chuyển dạ.

Nguyên nhân từ phía mẹ:

  • Thai phụ bị thiếu máu có thể do chảy máu quá nhiều trong lúc chuyển dạ hay do huyết áp thấp, thiếu máu mạn…
  • Tư thế nằm ngửa nhiều khiến tử cung tỳ đè nhiều lên động mạch chủ, làm cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu. Chính vì thế, khi chuyển dạ mẹ bầu không nên nằm quá nhiều, vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế khi nằm để giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
  • Mắc các bệnh mạn tính trước đó như đái tháo đường, nhiễm trùng, béo phì, suy tim… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thai trong chuyển dạ.
  • Các cơn co thắt tử cung cũng sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn, khiến cho lượng máu đến nhau bị gián đoạn, làm giảm khoảng 50% lượng máu cung cấp cho thai nhi. Khi các cơn cơ tử cung xuất hiện nhiều, liên tục và kéo dài cần lưu ý đến tình trạng thai nhi.
suy-thai-trong-chuyen-da-nguy-hiem-nhu-the-nao 3.jpg
Các cơn co thắt tử cung xuất hiện liên tục và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy thai

Nguyên nhân từ phía thai nhi:

  • Thai chưa đủ tháng.
  • Thai già tháng thường có tình trạng bánh rau bị vôi hoá, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi qua bánh rau, dẫn đến tình trạng suy thai.
  • Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do thai dị dạng, bị nhiễm trùng hoặc thai chậm phát triển…

Nguyên nhân từ phần phụ của thai:

  • Một số trường hợp như suy bánh nhau, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non…
  • Sa dây rốn, dây rốn quấn cổ nhiều vòng hay dây rốn thắt nút…
  • Vỡ ối sớm gây cạn ối.
  • Đẻ khó do ngôi thai bất thường.
  • Quá trình chuyển dạ và rặn đẻ kéo dài.
  • Một số thuốc mê, thuốc giảm đau dùng không đúng liều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thai trong chuyển dạ.
Xem thêm  Ăn su hào có bị mất sữa không? Su hào có công dụng gì đối với mẹ bỉm sữa?

Mỗi trường hợp sẽ có những cách xử trí khác nhau, chính vì thế tìm ra nguyên nhân gây suy thai là điều tiên quyết đầu tiên. Trong một số trường hợp suy thai do sa dây rốn, doạ vỡ tử cung, nhau thai bong non… thì cần nhanh chóng mổ để lấy thai. Còn trong trường hợp chưa xác định rõ ràng nguyên nhân, nên để thai phụ nằm nghiêng về bên trái kết hợp thở oxy để đảm bảo duy trì đủ oxy cung cấp cho cả mẹ và bé.

Trong lúc chuyển dạ có vô vàng sự cố có thể xảy ra một cách bất ngờ, việc bổ sung các kiến thức về sinh nở là việc làm cần thiết. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo suy thai trong chuyển dạ như phân su trong nước ối, tim thai thay đổi bất thường… gây nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ và thai nhi. Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nhất là liên quan đến cử động thai, sản phụ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments