Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhSự thay đổi về giọng điệu và mối liên hệ với bệnh...

Sự thay đổi về giọng điệu và mối liên hệ với bệnh trầm cảm


Trầm cảm là một bệnh tâm thần phổ biến có thể dẫn đến các triệu chứng suy nhược về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần. Thông thường khi chẩn đoán bệnh trầm cảm, các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu về hành động, cử chỉ, và tiền sử để chẩn đoán. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp chẩn đoán mới về bệnh trầm cảm – đó là thông qua giọng nói. Vậy phương pháp này ra sao? Hãy cùn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đảm bảo về việc chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng và cử chỉ, hành động của một người. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể bao gồm cảm giác trống rỗng hoặc vô vọng, thiếu năng lượng và mất niềm vui trong các hoạt động mà một người từng thấy thú vị. Khi một người bị trầm cảm, họ trải qua các triệu chứng dai dẳng trong ít nhất hai tuần trở lên.

Để chẩn đoán chính xác chứng trầm cảm, các bác sĩ sẽ xem xét tiền sử của bệnh nhân, đặt câu hỏi, đánh giá các triệu chứng và tìm cách loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng. Các nhà nghiên cứu cho biết việc chẩn đoán trầm cảm đòi hỏi phải đánh giá lâm sàng đầy đủ hoàn chỉnh với việc lấy tiền sử, thông tin cơ bản và kiểm tra triệu chứng.

Xem thêm  Bí quyết giảm cân nhanh cho phụ nữ sau sinh đơn giản ai cũng làm được

Thế nhưng gần đây, các nhà nhiên cứu cho biết bệnh trầm cảm có thể được thể hiện qua những thay đổi trong cách nói của những người bị trầm cảm. Họ đang xác định để hiểu những thay đổi này và cách thức mà các bác sĩ có thể nghiên cứu lời nói nhằm xác định những người mắc bệnh trầm cảm.

Cần phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm để kịp thời điều trị cho người bệnh 1 Cần phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm để kịp thời điều trị

Mối quan hệ giữa giọng điệu và bệnh trầm cảm

Các nhà nghiên cứu xem xét các chỉ số trầm cảm và giọng điệu trong mẫu bệnh nhân phi lâm sàng. Họ lưu ý rằng họ muốn kiểm tra xem liệu có mối liên hệ nào giữa các dấu hiệu trầm cảm khó phát hiện và các đặc điểm về giọng nói ở những người khỏe mạnh mà dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng không?

Các nhà nghiên cứu đã phân tích bài phát biểu của từng người tham gia bằng cách yêu cầu họ nói về một sự kiện tiêu cực và một sự kiện tích cực. Những người tham gia nói trong một phút và các nhà nghiên cứu đã ghi lại câu trả lời của họ.

Sau khi phân tích dữ liệu, 25 người tham gia đạt điểm cao hơn ngưỡng giới hạn của bệnh trầm cảm, 93 người đạt điểm dưới ngưỡng. Đối với những người tham gia có điểm trầm cảm cao hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhóm này nói nhiều hơn những người có điểm trầm cảm thấp hơn.

Xem thêm  Sau khi phẫu thuật cắt mí có ăn được xúc xích không?

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả chỉ ra rằng ngay cả trong mẫu người bệnh không có chẩn đoán lâm sàng về bệnh trầm cảm, những thay đổi trong giọng nói chỉ ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Những người tham gia có điểm trầm cảm cao hơn nói nhiều hơn 2 Những người tham gia có điểm trầm cảm cao hơn nói nhiều hơn

Vậy nói nhiều có nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm?

Phát hiện chính từ nghiên cứu rằng những người có chỉ số trầm cảm cao hơn nói nhiều hơn, nhưng những người nói nhiều chưa chắc bị trầm cảm. Có thể đó là do những người có dấu hiệu trầm cảm sớm ban đầu nói nhiều hơn, và sau đó số lượng từ có thể giảm.

David Tzall, một nhà tâm lý học giải thích rằng, những người bị trầm cảm nặng hơn có thể nói nhiều hơn vì họ đang trải qua cảm giác cô đơn và bị cô lập. Nói chuyện có thể là một cách để kết nối với những người khác.

Tuy nhiên, nói nhiều không có nghĩa là đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm 3 Tuy nhiên, nói nhiều không có nghĩa là đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Tóm lại, sự thay đổi trong giọng điệu có thể là dấu hiệu sớm cho thấy một người có khả năng bị trầm cảm. Nhưng sự thay đổi như vậy cũng có thể là do họ đang cố gắng thay đổi giọng điệu để trở nên thu hút hơn. Dù có những sai lệch trong kết quả nghiên cứu, chúng ta nên quan tâm hơn đến những người thân xung quanh để sớm phát hiện họ có bị trầm cảm hay không.

Xem thêm  Giải đáp: Bio-Acimin Fiber uống dài ngày có tốt không?

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments