Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeChăm Sóc BéSơn móng tay trẻ em có an toàn không? Cần lưu ý...

Sơn móng tay trẻ em có an toàn không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?


Ngoài ăn mặc đẹp, các cô con gái còn muốn làm tóc, trang điểm hay sơn móng tay giống mẹ. Nhiều bà mẹ sẵn sàng chiều theo sở thích sơn móng tay của con gái. Nhưng cũng có những bà mẹ tuyệt đối ngăn cấm vì cho rằng sơn móng tay không tốt cho sức khỏe của bé. Vậy sự thực thì sơn móng tay trẻ em có an toàn không? Nếu mẹ muốn cho bé dùng sơn móng tay cần lưu ý điều gì?

Có nên sơn móng tay cho trẻ em không?

Không ít bậc cha mẹ cho rằng không nên sơn móng tay cho bé vì thành phần của sơn móng tay có thể chứa các hóa chất độc hại, không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh cho rằng chỉ cần mua sản phẩm sơn móng tay đảm bảo chất lượng thì sẽ không có vấn đề gì cần phải lo lắng.

Theo các chuyên gia da liễu, sơn móng tay cho trẻ không nguy hại như nhiều người vẫn lo lắng. Miễn là bạn đừng quá lạm dụng và nên sử dụng loại sơn móng tay chuyên dụng cho trẻ em thì đôi khi vẫn có thể nuông chiều sở thích của các bé.

Trẻ em vẫn có thể sơn móng tay nhưng không nên lạm dụng

Tuy nhiên, việc sơn móng tay trẻ em không được khuyến khích, nhất là khi bạn không thể kiểm soát được chất lượng của sơn móng tay. Lý do là:

  • Các sản phẩm sơn móng tay kém chất lượng thường chứa các thành phần hóa chất độc hại.
  • Trẻ em thường có tật cắn móng tay, nếu không may nuốt phải sơn móng tay sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ thường xuyên làm móng cũng có thể sẽ hình thành tính cách quá chú trọng vào ngoại hình khi lớn lên. Việc dành nhiều thời gian cho làm đẹp có thể ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
  • Sử dụng sơn móng tay thường xuyên sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ để móng tay tự nhiên là không đẹp. Và điều này có thể khiến trẻ tự ti khi không sơn móng tay.
  • Sơn móng tay nhiều có hại không? Ngay cả khi các thành phần của sơn móng tay đều an toàn, thì việc sơn móng tay nhiều lần và dùng chất tẩy sơn móng tay nhiều lần có thể khiến móng tay bị yếu và dễ gãy hơn.
  • Ngoài ra, trong quá trình sơn móng tay cho bé, nếu không cẩn thận, một vết xước nhỏ cũng có thể khiến hóa chất truyền vào máu, dẫn đến nhiễm trùng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Xem thêm  Những điều quan trọng cha mẹ cần phải biết về ngộ độc thuốc ở trẻ em
Sơn móng tay trẻ em có an toàn không? Cần lưu ý gì khi sử dụng 2
Việc sơn móng tay trẻ em không được khuyến khích và không nên lạm dụng

Điểm danh các thành phần có trong sơn móng tay

Các chất trong sơn móng tay có hại không? Không phải chất nào có trong sơn móng tay cũng có hại. Nhưng việc sơn móng tay trẻ em không được khuyến khích vì trong một số loại sơn móng tay có thể chứa các thành phần độc hại không tốt cho sức khỏe của trẻ như:

Toluen

Tiếp xúc thường xuyên hoặc hít phải chất này thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và thần kinh. Thành phần này cũng gây kích ứng da hoặc dị ứng với triệu chứng điển hình là chóng mặt, đau đầu.

Dibutyl phthalate

Đây là một chất lỏng trong suốt, được thêm vào thành phần của sơn móng tay như một chất hóa dẻo. Thành phần này đảm bảo độ dẻo, mịn và chống vón cục cho sơn móng tay. Hiện tại, hóa chất này đang bị cấm ở nhiều nước trên thế giới vì những hậu quả như: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là lý do nhiều người vẫn thắc mắc sơn móng tay có bị ung thư không?

Formaldehyde

Sơn móng tay trẻ em cũng có thể chứa thành phần này. Đây là một chất kết dính được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Nó có tác dụng giúp sơn móng tay bám chắc vào móng, khó bong tróc. Các nhà khoa học cũng cho rằng đây là hóa chất có thể gây kích ứng mắt, ảnh hưởng đến hô hấp và có thể gây ung thư.

Xem thêm  Các bệnh lý thường gặp ở trẻ em bố mẹ nên biết để phòng ngừa

Long não

Long não giúp sơn có thể bám dính tốt vào móng tay mà không bong tróc. Tuy nhiên, chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh với các triệu chứng như co giật, mất phương hướng nếu tiếp xúc với một lượng lớn.

Sơn móng tay trẻ em có an toàn không? Cần lưu ý gì khi sử dụng 3
Nếu trẻ có thói quen cắn móng tay, tốt nhất mẹ không nên sơn móng tay cho bé

Sơn móng tay trẻ em như thế nào cho an toàn?

Nếu trẻ nghiện cắn móng tay mà bạn lại dùng loại sơn móng tay kém chất lượng, chứa nhiều thành phần độc hại sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu thi thoảng muốn sơn móng tay trẻ em cho con, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn mua những loại sơn nước hữu cơ với những thành phần ít chứa chất độc hại hơn.
  • Trên thị trường hiện nay có sản phẩm sơn móng tay chuyên dùng cho trẻ em của những thương hiệu uy tín. Tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm của thương hiệu lớn, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nếu bé còn nhỏ và thường xuyên cho tay vào miệng, mẹ không nên sơn móng tay cho bé. Tốt nhất mẹ chỉ nên sơn móng tay cho bé gái từ 4 tuổi trở lên.
  • Nên ngồi chỗ thoáng để sơn móng tay, tránh việc bé hít phải mùi sơn độc hại.
  • Sau khi sơn xong, bạn nên quạt và giữ bé ngồi yên cho đến khi sơn móng tay khô hết. Bằng cách này sẽ tránh được trường hợp sơn móng tay còn ướt mà trẻ dùng tay bốc đồ ăn…
  • Chỉ nên sơn phần móng, tránh sơn chờm ra phần da tay. Nếu ở gần móng tay trẻ có vết thương hở tốt nhất bạn nên chờ vết thương lành rồi mới sơn móng tay cho bé.
  • Khi muốn tẩy móng tay cho các bé, bạn nên dùng chanh thay vì sử dụng acetone để tránh gây hại cho móng.
Xem thêm  Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ 30 phút lại dậy
Sơn móng tay trẻ em có an toàn không? Cần lưu ý gì khi sử dụng 4
Dùng sơn móng tay cho bé cũng cần đúng cách để phòng ngừa tác hại

Tóm lại, bạn vẫn có thể sơn móng tay trẻ em nhưng không nên lạm dụng và không nên biến việc này thành thói quen của trẻ. Không nhiều thì ít, các sản phẩm sơn móng tay vẫn chứa các thành phần độc hại. Và bạn chỉ nên dùng cho các bé đã đủ lớn để không cắn móng tay hay nghịch và cho sơn móng tay vào miệng. 

Xem thêm:

  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z mà cha mẹ nên biết và áp dụng
  • Vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em và những điều cần biết
  • Ý nghĩa của việc phát triển thể chất ở trẻ và các phương pháp hiệu quả



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments