Để chẩn đoán các bệnh sinh dục ở nam giới, xét nghiệm tinh dịch đồ hoặc siêu âm bìu thường được chỉ định. Siêu âm bìu giúp phát hiện các bất thường ở mào tinh hoàn, tinh hoàn và thừng tinh. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, khá đơn giản và giúp chẩn đoán bệnh lý tại bìu.
Giải phẫu cấu trúc bìu
Trước khi tìm hiểu siêu âm bìu được tiến hành như thế nào, cùng tìm hiểu qua về cấu trúc giải phẫu của bìu.
Bìu là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm ở phía dưới dương vật, là lớp áo bao bọc lại tinh hoàn, ống tinh và mào tinh. Bìu có một lớp màng mỏng, lót bọc phía trong khoang bìu và các bộ phận khác, dính vào lớp xơ vỏ của tinh hoàn.
Tinh hoàn là bộ phận có hình giống hạt đậu, với kích thước trung bình là 4x3x2,5cm và trọng lượng là 20g. Tinh hoàn đảm nhận cả chức năng ngoại tiết lẫn nội tiết của cơ thể.
Mào tinh hoàn có độ dày từ 0,6 đến 1,5 cm, dài khoảng 6cm, phủ lên tinh hoàn. Đuôi mào tinh hoàn nối lại hợp thành ống dẫn tinh, chạy lên trên và ra khỏi bìu. Thừng tinh là nơi có chứa hệ mạch máu, ống dẫn tinh và đám rối tĩnh mạch dẫn lên ống bẹn, đi vào trong ổ bụng.
Siêu âm bìu thực hiện thế nào?
Trước khi thực hiện siêu âm bìu, bạn cần phải nằm ngửa, hai chân dạng ra đủ, sau đó cầm dương vật kéo nhẹ về phía trước để lộ ra bộ phận bìu. Siêu âm bìu dùng đầu dò có tần số cao, quét qua cấu trúc bìu theo cả phương dọc và ngang. Các kỹ thuật viên sẽ siêu âm cả 2 bên tinh hoàn để có hình ảnh so sánh, đối chiếu và đánh giá cấu trúc giải phẫu bìu.
Siêu âm bìu giúp quan sát, đánh giá cấu trúc bất thường tại bìu, cũng như kiểm tra mào và thừng tin. Thêm nữa, siêu âm Doppler dùng để thăm dò dòng chảy của mạch máu, giúp hỗ trợ các bệnh lý như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn hay giãn tĩnh mạch tại thừng tinh.
Thông thường, khi tiến hành siêu âm sẽ kết hợp cả siêu âm Doppler năng lượng và Doppler phổ, giúp đánh giá toàn diện.
Nam giới khi đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý tại cơ quan sinh dục sẽ được chỉ định siêu âm tinh hoàn hay siêu âm bìu để kiểm tra. Khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện chuyên về nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm:
- Sưng tinh hoàn hoặc mào tinh.
- Có cảm giác đau nhiều ở tinh hoàn, hoặc xuất hiện khối u bất thường tại 1 trong 2 bên bìu.
- Chấn thương, tai nạn hoặc va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến tinh hoàn.
- Xuất hiện dịch tiết bất thường trong mào tinh hoặc trong bìu.
- Nghi ngờ bản thân bị xoắn dây thừng tinh hoặc bệnh ung thư tinh hoàn.
Siêu âm bìu hay siêu âm tinh hoàn là phương pháp đơn giản, nhưng rất quan trọng khi đánh giá tình trạng bệnh lý tại cơ quan sinh dục nam. Kết quả siêu âm cung cấp những hình ảnh ban đầu, giúp hỗ trợ chẩn đoán và lựa chọn cách điều trị. Vì thế, siêu âm bìu thường được chỉ định khi bạn đi khám sức khỏe sinh sản.
Đánh giá kết quả siêu âm bìu
Hình ảnh chụp trên kết quả siêu âm bìu giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc giải phẫu, kích thước bìu và các bộ phận khác của cơ quan sinh dục nam.
Kết quả siêu âm bình thường
- Khi tinh hoàn và nhu mô đều. Đôi khi trên phim chụp có thể thấy mạch máu.
- Viền tinh hoàn có dạng các đường âm mỏng, màng trắng.
- Rốn tinh hoàn dạng bảng mỏng tăng âm, phía trong tinh hoàn. Lá thành và lá tạng trông thấy các đường đậm âm nhẹ.
- Siêu âm khó thấy được phần phụ của mào tinh và tinh hoàn.
- Hình ảnh mào tinh âm tương tự như tinh hoàn, nhưng hơi nhẹ hơn, thân và đuôi mảnh dẻ, tăng âm nhẹ. Đối với phần đầu và đuôi thì rõ, có thể thấy lớp dịch sinh lý.
- Hình ảnh trên siêu âm Doppler dễ thấy động mạch tinh hoàn, có đường cong ứng với mạch máu ở vùng nhu mô. Tĩnh mạch có vận tốc dòng chảy chậm.
- Thừng tinh trên hình ảnh là cấu trúc có nhiều đường giảm âm ở mặt cắt dọc, vòng tròn giảm âm ở mặt cắt ngang.
Kết quả siêu âm bệnh lý
Hình ảnh siêu âm bìu cho thấy có dấu hiệu bệnh lý có thể kể đến như:
- Tinh hoàn cho thấy có sự tăng hoặc giảm kích thước.
- Giảm âm, tăng âm hoặc âm hỗn hợp.
- Hình ảnh siêu âm thấy được cấu trúc mạch máu giãn, nguy cơ bệnh giãn tĩnh mạch tinh.
- Các tổn thương khu trú như vôi hóa, u, ổ áp xe,…
- Các tổn thương lan tỏa như viêm tại bìu, vôi hóa lan tỏa,…
Siêu âm bìu và các bệnh lý thường gặp
Bệnh lý thường gặp ở bìu, phần lớn có thể được chẩn đoán và phát hiện thông qua kết quả siêu âm:
Bệnh lý bẩm sinh
- Tinh hoàn lạc chỗ: Kết quả siêu âm cho thấy phần bìu có kích thước nhỏ, thường giảm hồi âm vùng ống bẹn và ở hố chậu. Dễ bị chấn thương, xoắn.
- Teo tinh hoàn.
- Đa tinh hoàn.
Bệnh lý viêm nhiễm
- Viêm mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn lớn, nếu có xuất huyết sẽ cho thấy những đốm tăng hồi âm. Bệnh viêm mào tinh có thể gây vô sinh, xơ hóa, teo tinh hoàn, áp xe hóa và nhồi máu tinh hoàn.
- Bệnh giang mai: Là bệnh lý viêm nhiễm thường gây tổn thương bìu. Mào tinh hoàn ít ảnh hưởng. Bệnh có đặc trưng là viêm tinh hoàn lan tỏa với các vùng xơ hóa, ít thấy trên siêu âm.
- Sỏi bìu: Khi quan sát thấy có nốt vôi hóa đang di động.
- Lao: Quan sát thấy trên kết quả siêu âm có áp xe, đám vôi hóa lớn dần, có thể có hoặc không dịch hóa. Bệnh lao thường ảnh hưởng đầu tiên ở mào tinh, sau đó mới đến tinh hoàn.
U ở bìu
Gồm các nhóm bệnh lý sau:
- U ngoài tinh hoàn ở vị trí thành bìu hoặc mào tinh hoàn.
- U tinh hoàn lành tính.
- U ác tính thứ phát.
Do chấn thương
Chấn thương do tai nạn lao động hoặc va chạm mạnh có thể làm tổn thương tinh hoàn, xoắn tinh và mào tinh. Hình ảnh trên siêu âm bìu cho thấy giảm hồi âm, tăng âm ở các vị trí xuất huyết và tràn dịch màng cợn hồi âm.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về kỹ thuật siêu âm bìu. Siêu âm bìu giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý nam khoa, đặc biệt là bệnh vô sinh. Tuy vậy, kết quả siêu âm bìu cần kết hợp thêm với các xét nghiệm khác như xét nghiệm tinh dịch đồ để kết luận chính xác bệnh. Khi thấy bộ phận sinh dục nam xuất hiện các dấu hiệu khác thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên về bệnh nam khoa để xử lý kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.