Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngSau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào...

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?


Thông thường, sốt được xem là một biểu hiện của bệnh lý. Chính vì thế, nhiều người thường lo lắng khi thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình bị sốt sau khi tiêm vắc xin. Vậy bị sốt sau khi tiêm vắc xin có nguy hiểm không? Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì?

Triệu chứng sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm phòng vắc xin, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại với vắc xin để tạo ra các kháng thể mới. Lúc này, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm;
  • Sưng nhẹ tại vị trí tiêm;
  • Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C;
  • Ăn kém;
  • Khó ngủ;
  • Cơ thể mệt mỏi.

Những triệu chứng xảy ra sau khi tiêm vắc xin có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn và có thể gây ra biến chứng nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của bản thân để sớm phát hiện ra bất thường. Vậy tại sao sau tiêm vắc xin lại bị sốt?

Cơ thể sẽ phản ứng lại với vắc xin để tạo ra kháng thể sau khi tiêm vắc xin

Tại sao sau tiêm vắc xin lại bị sốt?

Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người dao động ở khoảng 37 độ C. Do đó, sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn so với mức bình thường. Tuy nhiên, về cơ bản thì nhiệt độ cơ thể của mỗi người có thể khác nhau và có thể thay đổi vào các thời điểm trong ngày.

Không ít người cho rằng, tình trạng sốt sau khi tiêm vắc xin là điều xấu. Tuy nhiên, hiện tượng bị sốt, thậm chí là sốt cao sau khi tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch. Sốt giúp cho cơ thể chống lại vi trùng bằng cách tăng thân nhiệt, từ đó hỗ trợ ngăn chặn sự xâm nhập cũng như hạn chế sự sinh sản của các tác nhân gây hại này. Bên cạnh đó, nhiệt độ của cơ thể tăng cao cũng có tác dụng kích thích một số cơ chế sinh hoá nhằm hỗ trợ phản ứng miễn dịch diễn ra một cách hiệu quả hơn.

Vắc xin có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể nhằm phòng ngừa vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Thông qua cơ chế hoạt động bằng cách để cho cơ thể tiếp xúc trực tiếp với một số thành phần của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus hoặc vi khuẩn bất hoạt) để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, các thành phần hoạt chất có trong vắc xin không đủ mạnh mẽ để gây ra các phản ứng miễn dịch mạnh như triệu chứng của bệnh, nhiễm trùng…

Xem thêm  Tiêm phòng mũi lao không mưng mủ có sao không? Những điều ba mẹ cần lưu ý

Trong một số trường hợp, phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin có thể gây sốt nhẹ hoặc các tác dụng phụ khác. Mặc dù vậy, không phải bất cứ ai sau khi tiêm vắc xin đều bị sốt.

Đặc điểm của triệu chứng sốt sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể bị sốt và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng sốt thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa sốt thông thường và sốt do tiêm vắc xin thông qua các đặc điểm sau:

  • Thời gian xuất hiện: Triệu chứng sốt sau khi tiêm vắc xin thường xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sau tiêm. Trong khi đó, đối với sốt thông thường thì chỉ xảy ra khi cơ thể bị nhiễm bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác.
  • Triệu chứng kèm theo: Sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và khó chịu. Đối với sốt thông thường, tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà các triệu chứng kèm theo có thể là đau họng, viêm mũi, ho, đau bụng, đau khớp…
  • Thời gian sốt: Tình trạng sốt sau tiêm vắc xin thường kéo dài trong vài ngày và bạn có thể hạ sốt bằng thuốc Ibuprofen hoặc Paracetamol. Trong khi đó, sốt do các nguyên nhân khác thường kéo dài hơn và có thể không hạ sốt sau khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.
Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 2
Bạn có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt nếu bị sốt sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt có nguy hiểm không?

Tình trạng sốt sau khi tiêm vắc xin không quá đáng ngại và cũng không gây ra nguy hiểm cho sức khoẻ nếu đây là chỉ là một phản ứng thông thường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sau khi tiêm vắc xin, triệu chứng sốt có thể kéo dài trong nhiều ngày và chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn, lúc này cần được theo dõi, phát hiện để xử trí kịp thời. Do đó, nếu sau khi tiêm vắc bị sốt kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt và kèm theo nhiều triệu chứng khác thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời.

Xem thêm  Trẻ em mắc bệnh sởi có nguy hiểm không? Biểu hiện như thế nào?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng tỷ lệ xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin là rất thấp, trong khi đó những lợi ích và tác dụng của vắc xin mang lại trong việc phòng ngừa bệnh lý lại vượt trội hơn nhiều so với các tác dụng phụ đó. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch trong cộng đồng. Chính vì thế, bạn nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Vậy sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì?

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 3
Sau khi tiêm vắc xin bị sốt có nguy hiểm gì không?

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì?

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, nếu bị sốt sau tiêm phòng vắc xin, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng, giúp bạn cảm thấy thoải mái và hỗ trợ cơ thể nhanh phục hồi hơn, cụ thể như sau:

  • Uống đủ nước: Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Bạn hãy uống đủ nước và đảm bảo cơ thể được cung cấp nước liên tục, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước và giúp hạ sốt. Việc uống đủ nước cũng làm giảm triệu chứng đau đầu và đau nhức cơ thể.
  • Nghỉ ngơi: Nếu bị sốt sau khi tiêm vắc xin, bạn nên dành thời nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời, bạn cũng cần tránh các hoạt động gây căng thẳng và quá sức để cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau – hạ sốt: Nếu bị sốt cao sau khi tiêm thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau – hạ sốt như Ibuprofen hoặc paracetamol để giảm triệu chứng.
  • Chườm ấm: Bạn hãy lau người bằng nước ấm hoặc chườm ấm trên trán để hạ sốt và giảm đau nhức cơ.
Xem thêm  Những lợi ích mà vắc xin phòng sốt rét mang lại là gì?
Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 4
Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì?

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi sát sao các phản ứng và triệu chứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Nếu bạn bị sốt cao liên tục trên 39 độ C mà sử dụng thuốc hạ sốt không giảm, kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay, bao gồm:

  • Chóng mặt, choáng, xây xẩm, mệt mỏi bất thường, cảm giác như muốn gục ngã.
  • Đau tức ngực, hồi hộp và đánh trống ngực kéo dài.
  • Đau đầu dữ dội hoặc kéo dài, lú lẫn, co giật, hôn mê.
  • Nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy.
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban hoặc xuất huyết dưới da.

Tóm lại, sau khi tiêm vắc xin bị sốt là một hiện tượng bình thường nếu đây chỉ là phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu triệu chứng sốt cao, kéo dài liên tục và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc biết phân biệt giữa tình trạng sốt thông thường và sốt do tiêm vắc xin, đồng thời trả lời được câu hỏi “Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì?”.

Để tránh các biến chứng sau khi tiêm vắc xin, việc lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín và an toàn là rất quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, đảm bảo mang đến quy trình tiêm chủng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Hiện nay, Long Châu cung cấp đầy đủ các loại vắc xin được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới, cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng chất lượng và an toàn. Đến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ tìm thấy sự tin tưởng và an tâm trong việc tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments