Sau khi sinh ăn bún được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc bởi nhiều ý kiến cho rằng món ăn này không có lợi đối với nguồn sữa của mẹ. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Nếu như bạn đang quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Sau khi sinh ăn bún được không?
Ngay sau khi sinh ăn bún được không? Thì câu trả lời là không mẹ nhé. Bởi thời điểm ngay sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu, vì vậy các mẹ không nên ăn bún vì những lý do:
- Bún được làm từ gạo ngâm lên men nên chứa acid, do đó không tốt cho dạ dày của chị em sau sinh. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của các mẹ cũng còn rất yếu, vì vậy ăn bún dễ khiến các mẹ bị đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày, đau bụng…
- Hơn nữa, ngày nay phần lớn các cơ sở sản xuất bún hầu hết đều cho thêm các chất như hàn the, formol, tinopal,… vào bún nhằm tăng độ tươi ngon, đẹp mắt và tăng thời gian bảo quản. Tuy nhiên, đây đều là những chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, nếu mẹ ăn bún ngay sau sinh có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Như vậy, vừa sinh xong mẹ bỉm không nên ăn bún. Vậy sau 1 tháng sau sinh mẹ ăn bún được không? Trả lời cho câu hỏi này là có thể. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của mẹ đã ổn định hơn, mẹ có thể ăn bún nhưng cần đáp ứng được một số điều kiện sau:
- Mẹ nên ăn bún tự làm hay bún làm tại các cơ sở uy tín, không chứa các chất độc hại. Có vậy mới đảm bảo không nạp các chất độc hại vào cơ thể mẹ, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ không nên ăn quá nhiều bún. Chỉ nên ăn 1 bát con ăn cơm bởi bún chua không thực sự tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh.
- Tốt nhất mẹ bỉm nên đợi sau sinh từ 1 – 2 tháng, khi mà hệ tiêu hóa đã ổn định hơn, để tránh gây kích ứng dạ dày.
Bên cạnh đó, mẹ cần tuyệt đối không ăn bún sau sinh nếu mẹ là một trong các trường hợp:
- Mẹ bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, bệnh đại tràng,… Việc ăn bún bằng phương pháp lên men sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ trở nên nặng nề hơn, mẹ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.
- Sức khỏe mẹ còn yếu hoặc mẹ đang bị sốt thì không nên ăn bún vì có khả năng cao hệ tiêu hóa của mẹ chưa được ổn định. Ăn bún lúc này có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tiêu chảy,…
Như vậy, sau sinh từ 1 – 2 tháng, khi sức khỏe của mẹ đã dần cải thiện, hệ tiêu hóa của mẹ cũng đã tốt hơn, mẹ có thể ăn bún với số lượng nhỏ và không ăn quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu mẹ không ăn bún trong thời gian này thì sẽ tốt hơn bởi việc ăn bún cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Gợi ý món ăn từ bún cho mẹ sau sinh
Khi sức khỏe của các mẹ đã ổn định, mẹ bỉm có thể ăn bún trở lại. Tuy nhiên, mẹ nên chọn cách tự chế biến bún để đảm bảo an toàn cũng như kiểm soát được lượng gia vị thêm vào món ăn. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu một vài món ăn từ bún sau đây nhé!
Bún khô xào thịt lợn, thịt bò
Nguyên liệu chế biến món miến khô lợn, khô bò bao gồm:
- 1 nắm bún khô.
- 100g thịt nạc.
- 1 củ hành tây.
- Rau tùy theo sở thích của mẹ, nên tránh nhiều rau cải.
- Các loại gia vị: Mắm, dầu ăn, muối…
Cách thực hiện:
- Bún khô đem ngâm nước ấm 5 phút, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Ngâm rau với muối 5 phút, rửa sạch, để ráo.
- Hành tây đem bóc sạch, rửa và thái nhỏ.
- Thịt nạc rửa sạch sẽ rồi thái miếng mỏng vừa miệng ăn.
- Đun nóng dầu ăn, phi hành khô thơm. Sáu đó cho thịt nạc vào xào với lửa lớn, nêm nếm gia vị vừa miệng.
- Khi thịt đã khô và chín, cho rau vào xào chung. Khi rau đã ngấm gia vị thì cho bún, một chút nước rồi xào tiếp, nêm lại cho vừa.
- Xào tới khi cạn nước, bún chín rồi tắt bếp, cho ra đĩa rồi thưởng thức.
Bún khô xào trứng
Nguyên liệu chế biến món bún khô xào trứng bao gồm:
- 1 nắm bún khô.
- 2 – 3 quả trứng gà.
- 1 củ cà rốt.
- 2 cây hành lá.
- Gia vị: Muối, mắm, hạt tiêu…
Cách thực hiện:
- Bún khô cắt nhỏ, ngâm nước rồi rửa sạch rồi luộc chín. Sau đó vớt ra để ráo.
- Rán trứng gà sau đó thái sợi.
- Đun nóng dầu ăn, cho bún và rau vào xào chung. Tới khi bún và rau chín thì cho hành lá vào xào nhanh trong 15 giây rồi tắt bếp.
- Cho bún ra đĩa trộn với trứng thái sợi.
Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn bún sau sinh
Tốt nhất các mẹ bỉm sữa không nên ăn bún ngay sau sinh mà nên đợi 1 thời gian khi sức khỏe và hệ tiêu hóa đã ổn định mới nên ăn bún. Và khi ăn bún mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau:
- Mẹ hãy chọn bún tại các cơ sở uy tín chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc mẹ cũng có thể tự làm bún tại nhà để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Có như vậy mới đảm bảo cơ thể mẹ không nạp phải những chất độc hại nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ cũng nên ăn với số lượng vừa phải, không nên ăn quá thường xuyên cũng như không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Bởi bản chất bún là thực phẩm nên men, không thật sự tốt với hệ tiêu hóa của chị em sau sinh.
- Tốt nhất mẹ nên chờ sau sinh khoảng 2 tháng để cho hệ tiêu hóa của mẹ được ổn định hoàn toàn, tránh gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày.
- Bên cạnh việc ăn bún, mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, tránh gây thiếu chất hay mất cân bằng chất dinh dưỡng.
Hy vọng qua bài viết trên chị em phụ nữ sau sinh đã trả lời được câu hỏi sau khi sinh ăn bún được không? Điều này phụ thuộc vào thời gian sau sinh cũng như tình trạng sức khỏe của từng mẹ. Và khi mẹ ăn bún nhớ lưu ý một số điều kiện khi mẹ bỉm ăn bún sau sinh và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé con. Chúc mẹ và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.