Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhRối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh...

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh bệnh như thế nào?


Hệ thần kinh thực vật có chức năng là chỉ huy và kiểm soát hoạt động vô thức của cơ quan tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, mồ hôi của cơ thể. Nếu bị rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim, huyết áp, hệ tiêu hóa, tuyến mồ hôi của người bệnh đều bị ảnh hưởng. Do vậy, việc nhận biết biểu hiện của bệnh lại càng quan trọng. Vậy bệnh rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh bệnh như thế nào?

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật có hoạt động độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là chỉ huy và kiểm soát hoạt động vô thức của cơ quan tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, mồ hôi của cơ thể…

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh bệnh như thế nào? 1Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến nhịp tim, hệ tiêu hóa của người bệnh

Hệ thần kinh thực vật bao gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tuy chúng hoạt động đối lập nhau nhưng lại ở trạng thái cân bằng động. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật chính là khi mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Nếu mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, tuyến mồ hôi, hệ tiêu hóa…

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật 

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh bệnh như thế nào? 2Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật để người bệnh dễ nhận biết

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đôi khi bị nhầm với các bệnh lý khác. Ở một số người bệnh thì các dấu hiệu cũng chỉ thoáng qua nên người bệnh dễ chủ quan. Sau đây là một số biểu hiện có thể giúp bạn nhận biết được bệnh:

  • Đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng.
  • Hụt hơi, khó thở.
  • Chóng mặt, choáng váng, đứng không vững.
  • Đau và thấy nóng rát vùng ngực.
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.
  • Run tay, chân và đổ mồ hôi nhiều.
  • Thời tiết thay đổi dễ gây đau nhức xương khớp.
  • Rối loạn tiêu hóa gây: Ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đại tiện khi căng thẳng.
  • Tiểu khó, tiểu tiện không tự chủ.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Khó duy trì sự cương cứng.
  • Rụng tóc, da khô.
Xem thêm  Cát cánh có tác dụng gì? Tham khảo một số bài thuốc từ cây cát cánh

Nguyên nhân nào dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật, nhưng chủ yếu vẫn là hệ quả của các bệnh lý khác:

  • Bệnh lý tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, Lupus ban đỏ.
  • Bệnh ung thư: Do hệ miễn dịch bị tấn công.
  • Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn di truyền.
  • Một số loại virus, vi khuẩn như HIV tấn công vào cơ thể
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh tim,…

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật, nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Người mắc các vấn đề về tâm lý: Loạn thần kinh, stress kéo dài, rối loạn lưỡng cực.
  • Người mắc bệnh mạn tính: Parkinson.
  • Người bị tiểu đường.
  • Người mắc các bệnh tự miễn.
  • Người nghiện rượu.
  • Những người trong độ tuổi chuyển tiếp như: Dậy thì, tiền mãn kinh, mãn dục.
  • Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể xuất hiện khi mang thai và sau sinh.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật được chẩn đoán như thế nào?

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng gì? Phòng tránh bệnh như thế nào? 3Bác sĩ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật dựa vào triệu chứng

Để chẩn đoán được bệnh lý này, bác sĩ sẽ xem xét tới các bệnh lý khác mà người bệnh đang gặp phải. Song song với đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và có thể chỉ định thực hiện:

  • Test thần kinh thực vật.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện.
  • Xét nghiệm nước tiểu và chức năng bàng quang.
  • Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính.
  • Siêu âm.
Xem thêm  Hướng dẫn cách chống đẩy đúng cách và hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật

Để phòng tránh bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn hãy thực hiện các phương pháp sau: 

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Trong thực đơn ăn uống hàng ngày hãy bổ sung rau xanh, hoa quả, cá béo, đồng thời hạn chế thức ăn mặn. Ngoài ra, không sử dụng các chất kích thích như bịa, rượu, cà phê, trà đặc, thuốc lá,… 
  • Giữ tinh thần thoải mái, sống vui vẻ, lạc quan, tránh mệt mỏi căng thẳng. Một số cách giúp bạn giảm stress như: Tập thể dục, chạy bộ, nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè, người thân trong gia đình,…
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn. Mỗi ngày cố gắng dành ra 30 phút để luyện tập. Một số môn thể thao bạn có thể lựa chọn như: Đi bộ, yoga, dưỡng sinh, thiền.
  • Khám sức khỏe định kỳ và tập trung điều trị các bệnh lý sẽ có nguy cơ gây rối loạn thần kinh tự động.

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm  Bạn đã biết khoai tây chiên chứa bao nhiêu calo chưa?
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments