Khác với việc ra máu báo thai ở đầu thai kỳ, bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 4 chính là dấu hiệu “cảnh báo” nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, việc ra máu khi mang thai tháng thứ 4 khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng. Nếu vẫn chưa biết cách xử lý với tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra máu khi mang thai tháng thứ 4
Tháng thứ 4 chính là thời kỳ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Tại thời điểm này, cơ thể của trẻ đã phát triển gần như hoàn thiện với cân nặng khoảng 100g. Vì vậy, nếu cơ thể mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4, rất có thể mẹ đã mắc phải một trong số những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Nhau bong non
Theo thống kê của Bộ Y tế, cứ 100 bà bầu thì có 1 người bị nhau bong non. Bệnh lý này được hiểu đơn giản là tình trạng nhau thai bị bong ra khỏi tử cung trước hoặc ngay trong quá trình chuyển dạ. Từ đó, dẫn đến máu bị tích tụ lại giữa nhau thai và tử cung.
Nhau bong non có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu và bé yêu. Khi bị bong nhau thai, vùng kín của mẹ bầu sẽ bị ra máu, xuất hiện nhiều máu vón cục, máu đông, đi kèm với đau bụng dưới và đau lưng dai dẳng.
Nhau tiền đạo
Mẹ bầu được xác định là nhau tiền đạo khi nhau thai nằm thấp trong tử cung. Tình trạng này làm che đi một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung, khiến mẹ bầu khó sinh nở và thai nhi không thể phát triển lớn hơn.
Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện với tỷ lệ 1/200 bà bầu. Bệnh lý này cũng rất khó để phát hiện do không xuất hiện bất cứ dấu hiệu đau bụng nào.
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là trường hợp rất nhỏ trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Hiện tượng này bắt nguồn từ một vết rách trên thành tử cung, có thể xuất hiện do mẹ bầu có tiền sử sinh mổ hoặc nạo phá thai. Khi vết rách này trở nên lớn hơn, nó sẽ kéo theo các tổn thương trên thành tử cung khiến thai nhi bị chết lưu và mẹ bầu bị suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng.
Một trong những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết thai phụ bị vỡ tử cung là: Đau bụng bất thường, đau tăng lên ở vùng tử cung. Nhiều bà bầu cũng thường xuyên cảm thấy choáng váng, mất máu do quá đau.
Sinh non
Hầu như các trường hợp mẹ bầu sinh non thường được báo hiệu bởi triệu chứng ra máu khi mang thai tháng thứ 4. Vùng kín xuất huyết sẽ xuất hiện trong vài ngày, thậm chí là từ 1 – 2 tuần.
Mạch máu tiền đạo
Mạch máu tiền đạo chỉ xảy ra khi mạch máu từ nhau hoặc dây rốn băng ngang qua đường sinh trước vị trí mang thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể bị mất máu do nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: Vỡ mạch máu, vỡ ối hoặc khối thai nặng chèn ép vào tử cung và đường sinh.
Thai chết lưu
Nếu không được phát hiện sớm, thai chết lưu không được đào thải ra khỏi tử cung sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu. Ra máu khi mang thai tháng thứ 4, đặc biệt là máu màu đen hoặc nâu đậm chính là dấu hiệu cho thấy thai chết lưu.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần quan sát thêm một số dấu hiệu bất thường như: Mất đi cảm giác mang thai, không còn đi tiểu nhiều, không cảm nhận được thai máy,…
Các bệnh lý khác
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân gây ra máu khi mang thai tháng thứ 4 có thể kể đến như: Polyp tử cung, âm đạo và tử cung bị tổn thương hoặc ung thư.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu phát hiện vùng kín bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4, kết hợp với các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ bầu nên thăm khám càng sớm càng tốt để đảm bảo bé yêu được phát triển bình thường nhé!
- Chảy máu âm đạo dai dẳng trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.
- Xuất hiện các cơn co bóp gây đau.
- Không cảm nhận được các cử động của thai nhi.
- Trong máu xuất hiện máu cục và một vài mẫu mô.
- Thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu và choáng váng.
- Có tiền sử nạo phá thai hoặc sinh mổ.
- Sốt thành từng đợt, thân nhiệt cao.
Mẹ bầu phải làm gì khi bị ra máu tháng thứ 4?
Khi phát hiện bản thân bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý theo các phương pháp sau:
- Dùng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu cũng như màu sắc máu chảy ra.
- Không sử dụng tampon để tránh bị viêm nhiễm ngược dòng.
- Tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, lành mạnh để nuôi dưỡng thai nhi.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, đi lại nhiều.
- Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Những thông tin trên chắc hẳn chính là lời giải đáp chi tiết nhất cho tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 4. Hy vọng qua bài viết này, chị em đã có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu.
Xem thêm: Ra máu cục khi mang thai tháng đầu: Nguyên nhân và cách xử lý
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.