Ra máu cục khi mang thai tháng đầu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản. Vì thế, chị em cần tìm hiểu kỹ để có biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống xấu nhé!
Ra máu cục khi mang thai tháng đầu là gì?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa sản, tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất, cũng là lúc nhiều chị em gặp phải hiện tượng xuất huyết âm đạo.
Một khảo sát gần đây cũng cho thấy có đến 25% chị em bị ra máu cục khi mang thai tháng đầu. Nếu hiện tượng chảy máu nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng đây là máu báo thai, báo hiệu thai nhi đang dần phát triển bên trong bụng. Hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi thụ thai thành công khoảng 2 – 5 ngày.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng của thai nhi, cùng với thể trạng của mẹ bầu mà lượng máu sẽ thay đổi nhiều hoặc ít, thời gian dài hoặc ngắn và máu có màu đỏ, nâu, đen, thậm chí là lẫn dịch nhầy.
Nguyên nhân gây ra máu cục khi mang thai tháng đầu
Phần lớn các trường hợp ra máu cục trong tam cá nguyệt thứ nhất là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra quá nhiều hoặc màu máu bất thường thì đây rất có thể là “đèn đỏ” cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể:
Viêm nhiễm phụ khoa
Nếu vùng kín chảy máu trong thời gian dài, máu có màu nâu hoặc đỏ đậm thì rất có thể mẹ đã mắc phải các bệnh lý về phụ khoa.
Trong đó, ra máu cục khi mang thai tháng đầu là biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung. Những chị em lớn tuổi, chuẩn bị bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cũng có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng ra máu cục khi mang thai tháng đầu.
Thai ngoài tử cung
Trong một số trường hợp, khối thai sau khi thụ tinh không thể di chuyển xuống tử cung mà bám vào cổ tử cung hoặc ống dẫn trứng để phát triển. Do không có đủ không gian để phát triển về kích thước nên thai bị vỡ ra, kéo theo ống dẫn trứng bị vỡ. Từ đó, gây chảy máu trong và khiến mẹ bầu bị ra máu cục khi mang thai tháng đầu.
Sảy thai
Tháng đầu tiên của thai kỳ là lúc thai nhi còn rất nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên tỷ lệ sảy thai là rất cao. Nếu không may bị sảy thai, tình trạng chảy máu có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu cũng xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường như: Đau bụng nhiều, lo lắng, bất an, mất đi biểu hiện nghén,… Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi chảy máu trong tháng đầu mang thai
Hầu hết các chị em đều cảm thấy vô cùng lo lắng nếu phát hiện vùng kín bị ra máu cục khi mang thai tháng đầu. Thay vì hoang mang, mẹ bầu cần nắm vững những biện pháp khắc phục kịp thời như sau để tránh cơ thể bị mất máu quá nhiều:
Theo dõi tần suất ra máu
Để biết được đây có phải hiện tượng nguy hiểm hay không, bạn cần theo dõi thật kỹ tần số xuất hiện cục máu. Đồng thời, theo dõi xem lượng máu chảy nhiều hay ít, các đặc điểm của máu như thế nào,… Sau đó, báo lại cho bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Giữ gìn vệ sinh vùng kín
Việc mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai có thể dễ dàng gây ra các bệnh về vùng kín. Do đó, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày. Tốt nhất, mẹ nên chọn sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Đồng thời, không nên thụt rửa quá sâu để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để hạn chế tình trạng ra máu cục khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu không nên vận động quá nhiều như: Làm việc quá sức, mang vác vật nặng, tập thể dục,… mà hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trong đó, canxi, magie và phốt pho là những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Khám thai định kỳ
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng thai kỳ của sản phụ. Qua những lần siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sản phụ khoa sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân ra máu cục khi mang thai tháng đầu. Từ đó, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng như: Thai nhi tử vong, sinh non và mang thai ngoài dạ con.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về hiện tượng ra máu cục khi mang thai tháng đầu mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Hy vọng chị em đã hiểu đúng hơn về vấn đề này và chuẩn bị sẵn những biện pháp để xử lý kịp thời nhé!
Xem thêm: Mẹ bầu cần biết: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.