Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuKế Hoạch Mang ThaiQuy trình test tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

Quy trình test tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết


Trước khi tìm hiểu về quy trình test tiểu đường thai kỳ, chúng ta sẽ xác định xem khi nào các mẹ bầu nên test tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu nên test tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào?

Bệnh tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu cao hơn bình thường. May mắn thay, nó chỉ xảy ra khi mang thai và thường biến mất sau khi bạn sinh con.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đều do tình trạng kháng insulin, xảy ra khi hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi do mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra hầu như bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng thường xảy ra trong khoảng từ 24 đến 28 tuần. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ

Việc xét nghiệm bệnh tiểu đường khi mang thai là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe trước khi sinh. Tất cả mẹ bầu đều nên được xét nghiệm tiểu đường ít nhất một lần trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ của bạn để xác định khi nào bạn nên làm xét nghiệm này và tần suất bạn nên làm xét nghiệm này.

Quy trình test tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hiện nay có thể được thực hiện theo 2 phương pháp khác nhau, vì thế quy trình test tiểu đường thai kỳ ở mỗi phương pháp cũng khác nhau.

Phương pháp test tiểu đường thai kỳ 1 bước

Để có kết quả chính xác nhất, việc xét nghiệm nên được thực hiện vào buổi sáng. Mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để thực hiện phương pháp này.

Xem thêm  Cấy ghép tử cung là một bước tiến vượt bậc trong y học

Quy trình test tiểu đường thai kỳ 1 bước như sau:

  • Lấy máu lúc đói: Mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ đường huyết lúc đói. Kết quả xét nghiệm sẽ được so sánh với ngưỡng bình thường.
  • Uống dung dịch glucose: Mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống một cốc nước đường có chứa 75g glucose. Sau khi uống, mẹ bầu sẽ nghỉ ngơi trong 1 giờ.
  • Lấy máu sau khi uống glucose: Sau 1 giờ và 2 giờ, mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ đường huyết. Kết quả xét nghiệm sẽ được so sánh với ngưỡng bình thường.

Ngưỡng bình thường của test tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói: < 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Đường huyết sau 1 giờ: < 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Đường huyết sau 2 giờ: < 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Kết quả test tiểu đường thai kỳ:

  • Âm tính: Chỉ số đường huyết ở cả 3 thời điểm đều bình thường.
  • Dương tính: Chỉ số đường huyết ở ít nhất một thời điểm vượt quá ngưỡng bình thường.
Quy trình test tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết 2
Quy trình test tiểu đường thai kỳ theo phương pháp 1 bước

Phương pháp test tiểu đường thai kỳ 2 bước

Ở phương pháp này, mẹ bầu không cần phải chuẩn bị hoặc thay đổi chế độ ăn uống của mình dưới bất kỳ hình thức nào.

Quy trình test tiểu đường thai kỳ gồm 2 bước như sau:

Bước 1:

  • Đo đường huyết sau khi uống 50g glucose.
  • Nếu chỉ số đường huyết cao hơn 7,2 mmol/L thì mẹ cần uống thêm 100g glucose để tiếp tục xét nghiệm bước 2.
Xem thêm  Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Bước 2: Mẹ bầu uống 100g glucose pha với 250 – 300ml nước khi đói, sau đó bác sĩ sẽ lấy máu ở đầu ngón tay của mẹ để đo chỉ số đường huyết 3 lần, lần lượt sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ uống glucose.

Nếu kết quả chỉ số đường huyết sau 3 giờ vượt ngưỡng bình thường thì mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói: < 95 mg/dL (5,3 mmol/L).
  • Đường huyết sau 1 giờ: < 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Đường huyết sau 2 giờ: < 155 mg/dL (8,6 mmol/L).
  • Đường huyết sau 3 giờ: < 140 mg/dL (7.8 mmol/L).

Một số biến chứng có thể xảy ra khi mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, bao gồm:

  • Tiền sản giật: Là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ với 3 triệu chứng là tăng huyết áp, protein niệu và phù.
  • Sinh non: Trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi.
  • Trẻ sinh quá lớn: Trẻ nặng hơn 4,5 kg khi sinh.
  • Sơ sinh hạ đường huyết: Trẻ có lượng đường trong máu thấp sau khi sinh.
  • Sơ sinh vàng da: Trẻ có da vàng do lượng bilirubin cao trong máu.
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: Trẻ gặp khó khăn trong việc thở sau khi sinh.

Lời khuyên cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Để kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ và giảm nguy cơ biến chứng, mẹ bầu có thể tham khảo một số nguyên tắc sau:

  • Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu cần ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tinh bột, đường và chất béo.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
Xem thêm  Tầm quan trọng của sàng lọc gen trước khi mang thai
Quy trình test tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết 3
Việc tập thể dục cũng có thể làm giảm các nguy cơ biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về quy trình test tiểu đường thai kỳ. Hãy chủ động thực hiện xét nghiệm để tầm soát và phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: 

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?
  • Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments