Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuSinh ConQuy trình sinh thường diễn ra thế nào? Sinh thường có ưu...

Quy trình sinh thường diễn ra thế nào? Sinh thường có ưu điểm gì?


Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên lựa chọn sinh thường vì nhiều ưu điểm. Đây là quá trình sinh nở thuận tự nhiên tốt cho cả sản phụ lẫn thai nhi. Phụ nữ mang thai hãy tìm hiểu quy trình sinh thường chi tiết và lợi ích của phương pháp này qua những thông tin dưới đây để chuẩn bị hành trình vượt cạn của mình được tốt nhất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp sinh thường

Sinh thường được giới chuyên gia gọi là phương pháp sinh nở thuận tự nhiên. Theo phương pháp này, em bé chào đời qua đường âm đạo, hay còn gọi là ống sinh sản của người mẹ. Đây là phương pháp tốt nhất cho sức khỏe sinh sản của mẹ và sức khỏe của em bé, theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Những mẹ sinh thường có thời gian hồi phục nhanh hơn so với các mẹ sinh mổ. Vì vậy, nếu mẹ không có trở ngại hay bệnh lý gây ảnh hưởng đến việc sinh con thì nên ưu tiên chọn sinh thường để nhận được lợi ích tốt nhất về sau.

Sinh thường sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn

Các ưu điểm của sinh thường có thể kể đến là:

  • Cơ thể phục hồi nhanh, có thể chăm con ngay sau khi sinh.
  • Có thể cho con bú sau khi sinh 2 giờ, tạo điều kiện tốt cho quá trình em bé phát triển và tăng trưởng trong tương lai.
  • Hạn chế lượng máu mất quá nhiều sau khi sinh.
  • Tử cung co hồi tốt, hạn chế nguy cơ bị bế sản dịch.
  • Trẻ sơ sinh đi qua ống sinh sản của mẹ sẽ được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi, từ đó kích thích hệ miễn dịch tốt hơn.
  • Sức ép trong đường sinh khi mẹ vượt cạn có công dụng đẩy dịch trong phổi của bé ra ngoài nhiều hơn, hạn chế nguy cơ trẻ bị mắc bệnh lý về đường hô hấp.

Song song đó, việc sinh thường cũng có một số nhược điểm nhất định như:

  • Áp lực tâm lý, thấp thỏm vì mẹ bầu không biết khi nào mình chuyển dạ.
  • Chịu đựng nhiều đau đớn khi vượt cạn.
  • Có thể gặp tác động xấu đến vùng chậu, đã có trường hợp thai phụ bị chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh.
  • Xảy ra sự cố khi sinh nở do thai phụ không đủ sức rặn. Nếu thai nhi đã tụt xuống tử cung thì không thể thay đổi sang phương pháp sinh khác dẫn đến nguy cơ rủi ro cho thai nhi.
Xem thêm  Cách giảm cân sau sinh mổ nào hiệu quả?

Trường hợp nên và không nên sinh thường

Trước khi đến với chi tiết quy trình sinh thường, mẹ bầu cần hiểu rõ là không phải ai cũng có thể sinh theo phương pháp thông thường mà còn phụ thuộc vào sức khỏe. Các trường hợp có thể sinh thường là:

  • Thai phụ có sức khỏe tốt.
  • Đường thoát của thai nhi trong âm đạo không có bất kỳ cản trở nào.
  • Thai nhi đủ sức khỏe để vượt qua ống sinh sản, trọng lượng thai nhi tối đa 4000g.
Quy trình sinh thường diễn ra thế nào? Sinh thường có ưu điểm gì? 2
Tùy thuộc vào sức khỏe mà mẹ bầu được chỉ định sinh thường hay sinh mổ

Các trường hợp bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên sinh thường là:

  • Khung chậu người mẹ xuất hiện bất thường như hẹp, méo.
  • Đường thoát của thai nhi gặp cản trở, ví dụ như người mẹ bị u xơ tử cung, rau tiền đạo…
  • Thể trạng thai phụ không tốt, sức khỏe không đủ để sinh thường.
  • Sẹo tử cung do lần mổ bắt thai trước ảnh hưởng xấu đến việc sinh thường.
  • Âm đạo thai phụ bị chít hẹp hoặc mẹ bầu bị dị dạng sinh dục.
  • Có tình trạng suy thai cấp, bất đồng nhóm máu… khiến thai nhi không thể ở lâu trong bụng mẹ.
  • Thai quá to, thai già ngày, mang đa thai…

Quy trình sinh thường chi tiết

Một quy trình sinh thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 12 đến 19 giờ đối với trường hợp sinh con đầu lòng. Vào những lần sinh sau đó, thời gian mẹ vượt cạn sẽ ngắn hơn. Dưới đây là dấu hiệu để mẹ nhận biết em bé sắp chào đời và những giai đoạn cơ bản phải trải qua khi sinh con:

Dấu hiệu sắp sinh

Khi thai nhi đã gần đủ ngày và chuẩn bị ra đời, mẹ hãy chú ý đến những dấu hiệu quan trọng bao gồm:

  • Cơn gò tử cung xuất hiện từ thưa thớt đến dồn dập: Điều này giúp kích thích cổ tử cung giãn ra để em bé lọt qua. Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau bắt đầu giống như chuột rút vào kỳ kinh nguyệt rồi dần dồn dập hơn. Nếu cơn gò không dồn dập và biến mất khi mẹ đổi tư thế thì đây có thể chỉ là cơn chuyển dạ giả.
  • Đau lưng: Cơn đau sẽ bắt đầu ở lưng rồi di chuyển ra phía trước cơ thể kèm theo chuột rút. Mẹ có thể cải thiện bằng cách chườm lạnh, chườm nóng hoặc massage.
  • Vỡ ối: Túi ối là một túi chất lỏng bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ. Khi gần đến thời điểm bé chào đời, túi ối sẽ vỡ ra, âm đạo sẽ chảy ra một dòng chất lỏng hoặc có thể chỉ rỉ ra một vài giọt. Mẹ hãy sắp xếp để nhập viện. Có trường hợp mẹ chuyển dạ ngay khi chưa vỡ ối. Lúc đó, bác sĩ sẽ can thiệp phá vỡ túi ối để kích thích việc đẻ thường được suôn sẻ.
  • Bật nút nhầy ở cổ tử cung: Khi mang thai, ở cổ tử cung sẽ có chất nhầy chặn lại để bảo vệ em bé bên trong. Nó sẽ lỏng và dần tụt ra ngoài khi cổ tử cung mềm và lớn hơn để chuẩn bị việc sinh nở. Mẹ sẽ thấy một ít chất dịch tiết màu hồng hoặc nâu, đặc quánh như cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt bật ra ngay trước giai đoạn chuyển dạ tích cực bắt đầu.
  • Cổ tử cung có dấu hiệu mở: Bác sĩ sẽ thăm khám và báo kết quả là cổ tử cung đã mở được bao nhiêu cm trước khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Nếu cổ tử cung đã mỏng đi và mở rộng đến mức độ đủ chỗ cho em bé chui ra ngoài thì mẹ sẽ được đưa lên bàn sinh.
Xem thêm  Có nên giục sinh ở tuần 39 của thai kỳ không? Các biện pháp giục sinh
Quy trình sinh thường diễn ra thế nào? Sinh thường có ưu điểm gì? 3
Vỡ ối là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh em bé

Những giai đoạn cơ bản trong quy trình sinh thường

Khi sinh thường, thai phụ sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn chuyển dạ: Tính từ lúc cổ tử cung bắt đầu hé mở đến khi đã mở hoàn toàn (khoảng 10cm). Thời gian của giai đoạn này là khoảng 20 giờ và chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn gồm chuyển dạ tiềm thời (báo hiệu cơn chuyển dạ bắt đầu) và chuyển dạ thực sự.
  • Giai đoạn hoạt động: Cơn gò tử cung diễn ra mạnh hơn, mỗi cơn gò cách nhau khoảng 3 phút, mỗi lần kéo dài khoảng 45 giây kèm theo cơn đau lưng, chảy máu âm đạo nhiều hơn. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối thì cơn gò sẽ mạnh và liên tục hơn. Tổng thời gian của giai đoạn này là 4 – 8 giờ.
  • Giai đoạn sinh con: Cổ tử cung giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm và kết thúc khi em bé chào đời. Quá trình này kéo dài khoảng 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn. Mẹ bầu cảm thấy cơn rặn mạnh mẽ khi cơn gò xuất hiện. Lúc này, mẹ cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để lấy hơi và rặn đúng cách. Bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau hoặc cắt tầng sinh môn trong lúc mẹ rặn đẻ nếu cần thiết để em bé ra ngoài nhanh, dễ dàng hơn. Giai đoạn sinh con kết thúc khi nhau thai tách khỏi thành tử cung và được lấy ra khỏi âm đạo.
  • Giai đoạn sau sinh con: Bác sĩ cắt dây rốn cho em bé, lau sạch sẽ, kiểm tra tổng quát sức khỏe. Kế tiếp, em bé được da kề da với mẹ. Cuối cùng, bác sĩ xử lý khâu vết rạch tầng sinh môn cho người mẹ.
Xem thêm  Thoát vị rốn thai nhi là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Quy trình sinh thường diễn ra thế nào? Sinh thường có ưu điểm gì? 4
Chuyển dạ là giai đoạn đầu tiên của quy trình sinh thường

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm đầy đủ kiến thức về quy trình sinh thường cũng như các ưu nhược điểm của nó. Sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào thai kỳ của mẹ. Do đó, trong suốt hành trình mang thai, mẹ bầu hãy đi khám thai định kỳ để được bác sĩ theo dõi sức khỏe thai kỳ và chỉ định phương pháp sinh phù hợp nhé!

Xem thêm:

  • Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  • Bà bầu có được dùng dầu gió không?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments