Trẻ 11 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hoặc đang dậy thì nên sẽ có những thay đổi nhanh chóng về mặt ngoại hình cũng như tâm lý bên trong. Tuy nhiên, điều đáng buồn là các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi chưa được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều, gây hậu quả không tốt cho trẻ. Khi tâm lý trẻ 11 tuổi được cha mẹ quan tâm, trẻ không còn bỡ ngỡ, có nhận thức rõ ràng về mọi thứ xung quanh cũng như những thứ sắp và đã thay đổi trong cơ thể mình cũng như giúp trẻ có được sự trưởng thành về mặt tình cảm.
Phát triển về thể chất ở trẻ 11 tuổi
Trung bình trẻ dậy thì trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi và 11 tuổi là lúc ta dễ dàng nhận ra những thay đổi về mặt thể chất của trẻ, rõ nhất ở các trẻ em gái.
Những em gái bắt đầu tăng chiều cao nhanh chóng khoảng từ 7 – 9 cm kèm theo đó là tăng trọng lượng do sự tích tụ chất béo của cơ thể. Các con bắt đầu có những thay đổi rõ ràng về cơ thể dễ nhận thấy như ngực nở, hông rộng, có thắt eo.
Trẻ bắt đầu có lông mu và lông nách, nổi mụn ở mặt hoặc lưng cũng như thay toàn bộ răng sữa để dành chỗ cho răng vĩnh viễn. Điều đáng chú ý hơn cả là trẻ em gái bắt đầu có kinh nguyệt trừ điều này thì đối với các trẻ em nam cũng có những biểu hiện dậy thì tương tự như với những trẻ em gái nhưng thường muộn hơn 1 – 2 năm.
Trẻ có xu hướng nạp nhiều năng lượng hơn, ăn nhiều hơn. Nếu không kiểm soát việc thèm ăn dễ dẫn đến béo phì.
Não bộ ở trẻ phát triển như thế nào?
Não của trẻ liên tục phát triển, trẻ sẽ có nhiều thắc mắc về thế giới mà rất cần được người lớn giải đáp. Trẻ dần hiểu rõ hơn về nhiều khái niệm trừu tượng và các sắc thái khác nhau của cảm xúc.
Vì nhu cầu học hỏi và tìm hiểu nên nếu không được dạy dỗ đúng cách trẻ dễ tiếp nhận những điều xấu có thể gây nên những hành động sai lầm trong tương lai.
Khả năng học tập của trẻ ở độ tuổi này được cải thiện rõ rệt, dễ học những thứ mới nhưng cũng không ổn định và nhanh chán. Trẻ dễ tiếp thu những kiến thức logic, toán học phức tạp hơn, tiếp thu thêm ngôn ngữ mới, tự đọc hiểu cách độc lập và dần tự hình thành cho mình những lối suy nghĩ riêng mang tính cá nhân, độc lập.
Không những cải thiện khả năng về học tập mà khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic được phát triển mạnh và ổn định hơn trong giai đoạn này. Trẻ biết phản biện lại những điều trẻ được cho là không chính xác.
Phát triển về đặc điểm tâm lý trẻ 11 tuổi
Điều đáng quan tâm hơn cả là những thay đổi về mặt tâm lý trẻ 11 tuổi. Như đã nhắc qua trong giai đoạn này tâm lý của trẻ khá nhạy cảm dễ khóc và bất ổn, dễ tổn thương hơn. Trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian cho bạn bè nhiều hơn cho gia đình. Muốn tự lập, khó chịu khi bị cha mẹ quản lý điều này làm xuất hiện khoảng cách giữa 2 thế hệ cha mẹ – con cái.
Trẻ cảm thấy rằng cho mẹ không hiểu mình nên có xu hướng xây dựng sự tin tưởng nơi tình bạn, chia sẻ cho bạn bè cùng chăng lứa những thay đổi về cơ thể mình. Điều này vừa giúp trẻ nhận biết rõ hơn về bản thân tuy nhiên những kiến thức này thường chưa chính xác hoặc cần bổ sung.
Trẻ nhận thấy rõ ràng nhất sự khác nhau về ngoại hình của mình với những bạn cùng chăng lứa, dễ rơi vào tình trạng tự ti về ngoại hình của bản thân dẫn đến những tổn thương về cảm xúc và tâm lý trẻ 11 tuổi có nhiều trẻ còn rơi vào tình trạng rối loạn ăn uống.
Tâm lý trẻ 11 tuổi ta dễ bắt gặp nhất là ở những trẻ em nam là muốn khẳng định mình, thể hiện cái tôi, cá tính riêng. Dễ nhận thấy nhất là trẻ thay đổi phong cách ăn mặc, thể loại âm nhạc yêu thích, phim, sách… và ngay cả bạn bè trẻ chọn chơi.
Những thay đổi về mặt tâm lý trẻ 11 tuổi là cần thiết tuy nhiên vẫn cần sự dẫn dắt sát sao của người lớn bởi mức độ nhận thức hiểu biết xã hội còn nhiều hạn chế và trẻ có thể gặp nhiều nguy hiểm. Do đó sau khi nắm bắt được đặc điểm tâm lý trẻ 11 tuổi cha mẹ cần có những phương pháp giám sát và giáo dục trẻ cách hợp lý.
Lời khuyên dành cho cha mẹ dạy trẻ 11 tuổi
Ở lứa tuổi này trẻ không dễ nghe lời cha mẹ nên những cách dạy, kiểm soát gò bó trẻ sẽ không còn hiệu quả mà còn khiến trẻ có xu hướng chán ghét cha mẹ, sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ trở nên lỏng lẻo hơn.
Ngược lại với những hành động gần gũi trước kia như ôm hôn, vuốt tóc, bẹo má, bế bồng… lại khiến trẻ xấu hổ lúng túng. Vậy cha mẹ nên làm gì để dạy dỗ con trẻ ở độ tuổi ương bướng này cũng như gắn kết sự thân thiết với các con.
Dạy cho con những quy tắc an toàn bằng cách thủ thỉ với con, tạo không gian thoải mái chứ không phải dạy theo cách bắt ép, nghiêm cấm con không được làm vì sẽ chỉ làm con trẻ thêm gò bó muốn phá vỡ quy tắc. Lý giải cho con hiểu vấn đề với thái độ bình tĩnh, kiên nhẫn.
Đây cũng là khoảng thời gian hợp lý để bạn dạy trẻ tự lập, cho trẻ được làm những gì mình muốn chỉ cần nó an toàn và đúng đắn. Cho con những khoảng thời gian được làm người lớn như tự trông nhà. Bạn chỉ được cho trẻ làm những việc này khi chắc chắn rằng trẻ đã đủ nhận thức, cách giải quyết tình huống trong trường hợp khẩn cấp.
Hiếu thắng và muốn khẳng định bản thân rất dễ nhận thấy ở tuổi teen. Bạn cần tự tin đối mặt với những biểu hiện tính cách này, phân tích cho con biết điều sai trái, khuyến khích con học thêm những thứ mới, học hỏi từ những sai lầm trước đó để trẻ khó khăn của bản thân biết xử lý sao cho hợp lý. Điều này bạn vừa cho trẻ cách được sống là chính mình mà cha mẹ vẫn có thể quan sát kiểm soát được con.
Khi trẻ gặp tiêu cực, khủng hoảng do những thay đổi về cơ thể cũng như tâm lý cha mẹ cần giúp con cái vực lại khỏi đống tiêu cực đó, đưa trẻ suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Trang bị cho trẻ một tinh thần vững chắc để đối mặt với những sự việc xảy ra xung quanh mình. Vừa giúp trẻ thích ứng nhanh chóng, dễ dàng vượt qua những khủng hoảng tuổi mới lớn mà trẻ thấy tin tưởng vào cha mẹ. Cách mà cha mẹ ứng xử, suy nghĩ phần nào cũng ảnh hưởng tới con cái việc động viên hướng dẫn con suy nghĩ tích cực là rất cần thiết.
Trẻ ở lứa tuổi này khám phá ra trong mình có những sở thích mới. Cha mẹ nên quan sát xem con có những năng khiếu gì cũng như trẻ hứng thú với lĩnh vực nào để khuyến khích tạo cho con được học và theo đuổi đam mê của mình. Sự ủng hộ của cha mẹ trong thời điểm này cần thiết để giúp con tự tin phát triển trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được thắc mắc của các độc giả. Khi trẻ 11 tuổi là cột mốc quan trọng trong đời, trẻ có những thay đổi nhất định quyết định nhận thức của mình với xã hội xung quanh. Tâm lý trẻ 11 tuổi có sự thay đổi nhanh chóng nên cần sự quan tâm sát sao của cha mẹ đảm bảo tâm lý trẻ vững vàng, sự hiểu biết đúng đắn về thế giới cũng như nhận biết những điều sai trái và biết làm những việc lành mạnh.
Xem thêm:
- Tâm lý trẻ 8 tuổi như thế nào? Cha mẹ cần nắm rõ để dạy bé
- Tâm lý trẻ 4 tuổi và một số sự phát triển khác của trẻ
- Cách vượt qua chấn thương tâm lý thế nào?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.