Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuKế Hoạch Mang ThaiNhững lưu ý cần biết khi mang bầu bụng trên

Những lưu ý cần biết khi mang bầu bụng trên


Bầu bụng trên không phải là tình trạng quá hiếm hoi. Nhiều mẹ bầu khi thấy phần bụng của mình nhô cao hơn so với các bà bầu khác, họ thường cảm thấy lo lắng và băn khoăn, không biết có nguy hiểm gì không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng bầu bụng trên.

Bầu bụng trên là gì?

Bầu bụng trên (hay còn gọi là bầu dạ trên) là tình trạng phần bụng bầu nằm ở vị trí cao, gần cơ hoành hơn so với những mẹ bầu khác. Nguyên nhân là do phôi thai là tổ trong tử cung của mẹ ở vị trí cao bên trên. Ngoài ra, tuy theo cơ địa, thể trạng của mỗi người mà có các vị trí làm tổ khác nhau.

Mang bầu bụng trên, thời gian đâu có thể sẽ cảm thấy thoải mái, di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn hơn. việc bụng bầu quá cao có thể gây ra sự chèn ép tử cung lên cơ hoành, đôi khi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Bầu bụng trên có nguy hiểm không?

Khi biết mình mang bầu bụng trên, nhiều mẹ bầu thường cảm thấy băn khoăn, lo lắng, không biết mang thai bụng trên có nguy hiểm gì hay không? Theo ý kiến của các chuyên gia, mang bầu bụng trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Bầu bụng trên thực chất chỉ phản ánh vị trí tương quan giữa thai nhi và cơ bụng người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của con.

Một số quan điểm cho rằng, bầu bụng trên sẽ làm cho bà bầu khó thở, mệt mỏi, buồn nôn nhiều hơn so với những bà bầu khác. Thực chất, điều này không hoàn toàn đúng. Vì tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt là những triệu chứng hoàn toàn bình thường mà đa số mẹ bầu sẽ gặp phải trong những giai đoạn của thai kỳ. 

Xem thêm  Chăm sóc mẹ bầu tốt hơn với Suvéal Grossesse Fer

Tuy nhiên, ở những mẹ mang bầu bụng trên, các triệu chứng này có thể kéo dài hơn. Do bụng bầu ở vị trí cao, theo thời gian khi cơ thể em bé lớn dần sẽ gây ra sự chèn ép ở tử cung lên cơ hoành, ảnh hưởng đến quá trình thông khí ở phổi của mẹ. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy khó thở, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Mang bầu bụng có thể giúp mẹ dễ dàng di chuyển, vận động nhẹ nhàng và linh hoạt hơn các mẹ mang thai dạ dưới. Từ đó cũng sẽ giúp mẹ bầu có được một thai kỳ dễ chịu, thoải mái và có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn.

Một số lưu ý bà bầu bụng trên cần biết

Trong thời gian mang bầu, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ bé phát triển toàn diện người mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong suốt thai kỳ. Chế độ ăn uống cho bà bầu cần đảm bảo sự đa dạng và hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất và trí não cho thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung các loại thịt (thịt nạc, thịt gia cầm), cá, rau, đậu, ngũ cốc và trái cây tươi. Đặc biệt không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa), uống nhiều nước mỗi ngày.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo nhu cầu mà cơ thể cần trong thời điểm mang thai. Sắt và canxi là hai khoáng chất vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo mẹ bầu được bổ sung đầy đủ đảm bảo sự phát triển của trẻ.

Thai phụ nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Việc giữ tâm lý ổn định cũng rất quan trọng, các mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, hạn chế stress, mệt mỏi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Đặc biệt trong giai đoạnn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc hay tham công tiếc việc có thể dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.

Xem thêm  Thai phụ 1 tuần siêu âm 1 lần có sao không?
bau-bung-tren 2.jpg
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu thật tốt để đảm bảo sự phát triển của thai nhi

Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, đều đặn, đúng cách và phù hợp với sức khỏe mẹ bầu giúp mẹ khoẻ mạnh và quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập luyện thể dục cũng giúp tinh thần dễ chịu, thoải mái, cải thiện giấc ngủ. Các môn thể thao nhẹ nhàng mà mẹ bầu có thể tham khảo như đi bộ, tập yoga,…

Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và cản trở quá trình sinh nở của mẹ.

Thường xuyên quan sát, theo dõi hoạt động của thai nhi trong bụng, quan tâm, lắng nghe cơ để mình để có thể dễ dàng phát hiện những bất thường, kịp thời điều trị, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Siêu âm, khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi quá trình trưởng thành của bé yêu. Đồng thời cũng giúp bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Một số câu hỏi thường gặp ở bà bầu bụng trên

Khi mang bầu bụng trên, ngoài sự lo lắng liệu tình trạng này có gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé không thì còn có nhiều câu hỏi khác được đặt ra. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp.

Mang bầu bụng trên là con trai hay con gái?

Theo kinh nghiệm dân gian xưa, dựa vào vị trí của bụng bầu có thể xác định giới tính của thai nhi. Họ cho rằng, mang bầu bụng trên là sinh con gái và mang bầu bụng dưới là con trai. Tuy nhiên, quan niệm này không có bằng chứng khoa học và thực tế có nhiều sai lệch. 

Xem thêm  Nguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh

Theo các chuyên gia, hình dáng bụng và vị trí thai nhi không liên quan tới giới tính. Để xác định chính xác giới tính của thai nhi, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm ở tuần thứ 12 trở đi. Hiện nay, với sự phát triển hiện đại của khoa học, xét nghiệm NIPT cũng cho kết quả chính xác về giới tính của thai nhi. Thời gian có thể thực hiện xét nghiệm NIPT là vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ.

bau-bung-tren 3.jpg
Xác định giới tính thai nhi thông qua siêu âm hoặc xét nghiệm NIPT

Mang bầu bụng trên có dễ sinh không?

Thực tế đã chứng minh, việc sinh nở của bà bầu diễn ra dễ hay khó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của thai phụ, thai nhi và độ mở tử cung. Vì vậy, việc mang bầu bụng trên hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh nở. Đa số trường hợp, khi đến gần thời điểm sinh, bụng sẽ tụt xuống thấp hơn tùy theo cơ địa của mỗi người, mẹ bầu cũng cần lưu ý dấu hiệu này để nhận biết được thời gian sinh và có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé yêu.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về bầu bụng trên, những lưu ý về chế độ chăm sóc sức khỏe cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến bầu bụng trên. Đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu đừng lo lắng nhé! Thay vào đó, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, xây dựng lối sống khoa học để tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của con yêu.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments