Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuKế Hoạch Mang ThaiNguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh

Nguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh


Sa tử cung là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh sa tử cung là nội dung mà bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc. Mời các bạn đón đọc chi tiết bên dưới.

Định nghĩa sa tử cung sau sinh

Sa tử cung là tình trạng thường xảy ra ở những phụ nữ sau sinh, hay còn gọi là sa dạ con, sa sinh dục hoặc sa thành âm đạo. Sa tử cung là hiện tượng thành tử cung tụt vào trong ống âm đạo, nặng hơn còn có thể lộ ra ngoài âm đạo. Khi dây chằng và cơ sàn chậu bị kéo căng quá mức dẫn đến không nâng đỡ được tử cung, hoặc  xương chậu bị hẹp khung là những nguyên nhân gây ra hiện tượng sa tử cung.

Bệnh này có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì tử cung bị tụt nhưng vẫn còn nằm trong âm đạo, nếu nặng thì tử cung tụt hẳn ra ngoài âm đạo.

Những đối tượng bị sa tử cung

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể mắc phải bệnh sa tử cung tuy nhiên có thể thấy nhiều nhất đối với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ sau sinh, nhất là những phụ nữ sinh thường có thời gian chuyển dạ lâu hoặc thai nhi có cân nặng quá lớn.
  • Phụ nữ sau sinh phải làm việc nặng nhọc, vất vả mà không được nghỉ ngơi, bồi bổ, kiêng cữ khiến cho đáy bụng chịu tổn thương, co bóp nhiều dẫn đến sa tử cung.
  • Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi mà cơ thể suy yếu, các bộ phận bị lão hóa.
Xem thêm  Có bầu da mặt đẹp là trai hay gái?

Phụ nữ sau sinh làm việc nhà nặng nhọc dễ dẫn đến sa tử cung

Ngoài ba đối tượng dễ bị sa tử cung vừa nêu trên thì các yếu tố sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh ở thai phụ:

  • Mang thai khi tuổi đã cao.
  • Mang thai đôi, ba hoặc đa thai.
  • Thai phụ đã nhiều lần mang thai.
  • Các thai phụ khó sinh dẫn đến tử cung co thắt quá lâu.
  • Thai nhi gặp nhiều dấu hiệu bất thường.
  • Đã từng phẫu thuật tử cung

Nguyên nhân sa tử cung

Muốn chữa trị bệnh sa tử cung hiệu quả thì cần phải nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung. Hầu hết sa tử cung là do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Cơ đáy xương chậu, cổ tử cung, mô nâng đỡ tử cung bị tổn thương là nguyên nhân hàng đầu gây ra sa tử cung ở thai phụ.
  • Thai nhi có kích cỡ quá to, thời gian chuyển dạ quá lâu.
  • Phụ nữ sau sinh phải làm công việc nặng nhọc vất vả làm cơ quan sinh dục bị tổn thương do chưa phục hồi sau sinh.
  • Tử cung bị dị tật bẩm sinh như eo tử cung và cổ tử cung có kích cỡ khác so với người bình thường…
  • Sau sinh bị các chứng rối loạn đại tiện, táo bón làm ổ bụng bị đè nén dễ gây bệnh.
  • Đã từng trải qua các phẫu thuật như sinh mổ, nội soi, phá thai, sử dụng thuốc oxytocin…

Nguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh 2

Trải qua nhiều lần phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây sa tử cung ở nữ giới

Các dấu hiệu sa tử cung

Sa tử cung có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận biết như đau bụng kèm với đó là ổ bụng bị xuất huyết trong thời gian mang thai. Nhưng thực thế chỉ có dấu hiệu đau bụng thì bác sĩ không đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh được chính xác vì thông thường khi mang thai phụ nữ sẽ bị đau một số nơi tùy vào từng giai đoạn thai kỳ. Những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh sa tử cung gồm: 

  • Tim đập mạnh;
  • Tụt huyết áp;
  • Tử cung đau dữ dội;
  • Tử cung không co bóp;
  • Không có cảm giác thai nhi ở trong bụng.
Xem thêm  Mẹ sau sinh ăn rau muống được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Phương pháp điều trị sa tử cung

Hiện nay y học ngày càng phát triển nên việc điều trị sa tử cung cũng dễ dàng hơn, có thể điều trị bằng bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Điều trị sa tử cung nhẹ

Đối với trường hợp sa tử cung nhẹ thì có thể áp dụng các cách chữa trị dưới đây:

  • Điều chỉnh cân nặng cho hợp lý, hãy giảm cân nếu bạn đang béo phì để giảm bớt áp lực lên vùng bụng.
  • Không làm các việc nặng nhọc.
  • Đặt vòng nâng tử cung.
  • Tăng cường luyện tập để gia tăng sức mạnh vùng chậu.
  • Điều trị bằng liệu pháp estrogen âm đạo.

Nguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh 3

Điều trị bằng liệu pháp estrogen âm đạo cho trường hợp sa tử cung nhẹ

Điều trị sa tử cung nặng

Những trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật như treo tử cung, cắt tử cung.

  • Treo tử cung: Bác sĩ sẽ tiến hành rút ngắn dây chằng, thay thế cơ sàn chậu bằng vật liệu y khoa nhằm nâng vùng chậu và giúp tử cung về lại vị trí ban đầu.
  • Cắt tử cung: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hình cắt tử cung toàn phần hoặc bán phần, nhưng bệnh nhân nên cân nhắc khi thực hiện phẫu thuật này vì nó sẽ ảnh hưởng đến sinh sản và nội tiết tố nữ.

Ngăn ngừa sa tử cung sau sinh

Phòng ngừa bệnh sa tử cung là cách tốt nhất để giúp phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau sinh, tránh làm việc quá sức.
  • Vận động nhẹ nhàng để tránh táo bón và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
  • Tăng cường dưỡng chất để bồi bổ cơ thể,
  • Luôn giữ ấm cơ thể tránh gió, nước, hạn chế các cơn ho vì ho tác động lên vùng chậu gây sa tử cung.
Xem thêm  Giải đáp thắc mắc: Ngừng uống thuốc tránh thai bao lâu thì sẽ có thai?

Nguyên nhân và dấu hiệu sa tử cung sau sinh 4

Duy trì cân nặng hợp lý là một cách để ngăn ngừa sa tử cung

Sa tử cung làm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của nữ giới, do đó cần phải trang bị kiến thức để nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh, kịp thời đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó thì cũng nên nắm vững các phương pháp ngăn ngừa bệnh sa tử cung nhằm đảm bảo sức khỏe, gia tăng chất lượng cuộc sống.

 Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments