Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu hỏi “Người đang bị Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?” qua bài viết sau nhé!
Bệnh Cúm là gì?
Bệnh Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tình trạng ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa cụ thể như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt thường khá dễ gặp ở trẻ em.
Tuy nhiên, ở những người như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch,… bệnh Cúm có thể diễn biến nặng hơn như bội nhiễm viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí với các thể Cúm ác tính có thể dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vaccine Cúm được khuyến nghị là một biện pháp hiệu quả giúp giảm 60% các loại bệnh gây ra bởi Cúm, giảm tỷ lệ tử vong do Cúm đến 70 – 80%. Đồng thời, tiêm vắc xin Cúm giúp bảo vệ cơ thể lên đến 80 – 90%. Vì thế nên, mọi người cần nên thực hiện tiêm vắc xin Cúm, đặc biệt là trong giai đoạn trước mùa đông nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa sự lây lan của Cúm trong cộng đồng.
Người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?
Chúng ta cần phân biệt rõ là cảm lạnh hay bệnh Cúm bởi vì giữa 2 nhóm bệnh này thường có biểu hiện gần tương tự nhau.
Nếu bạn đang bị bệnh Cúm, điều đó có nghĩa bạn đang có một tình trạng nhiễm trùng cấp tính, thì bạn nên trì hoãn tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng Cúm sẽ chỉ tiến hành khi bạn đã bình phục khỏi bệnh Cúm.
Trong trường hợp bạn đã mắc Cúm, điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước, điện giải, cũng như cung cấp các loại vitamin,… nhằm giúp cơ thể bình phục sớm. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng Cúm của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần nên thăm khám ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Còn nếu bạn chỉ bị cảm lạnh thông thường, nghĩa là bạn không có tình trạng nhiễm trùng cấp tính, bạn vẫn có thể tiến hành tiêm ngừa Vắc xin Cúm. Khi đó, bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá một cách toàn diện, tỉ mỉ trước khi chỉ định cho bạn tiêm ngừa.
Đặc biệt hơn, vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Tuy nhiên, vắc xin Cúm không có tác dụng chữa bệnh Cúm khi bạn đang nhiễm bệnh.
Phản ứng sau khi tiêm vắc xin Cúm
Khi tiêm chủng ngừa Cúm, phản ứng phụ phổ biến nhất thường là sưng, đau tại vị trí tiêm. Đặc biệt là những trẻ chưa từng tiếp xúc với virus Cúm, có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ và cảm thấy đau, mệt mỏi trong khoảng thời gian sau tiêm. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày, do đó bạn không cần quá lo ngại về vấn đề này.
Một số trường hợp sau đây rất hiếm có thể xảy ra, như phản ứng phản vệ, khó thở, nói khó, li bì, co giật, mày đay nhanh, rộng,… Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau tiêm chủng, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những người cần nên tiêm phòng Cúm
Việc tiêm phòng Cúm được khuyến nghị cho bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm vắc xin Cúm giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng nặng của Cúm và đồng thời ngăn ngừa việc lây lan bệnh Cúm cho những người xung quanh.
Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt với những người có bệnh lý nền mạn tính như tim mạch, hô hấp, chuyển hóa,… nên được tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm.
Tiêm vắc xin Cúm có thể bị Cúm hay không?
Sau khi tiêm vắc xin Cúm, bạn cần chờ khoảng vài tuần để vắc xin phát huy tác dụng. Trong khoảng thời gian này, người vừa tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh Cúm nếu tiếp xúc với bệnh nhân Cúm trước khi vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể.
Mặc dù đã tiêm vắc xin Cúm, bạn vẫn có thể mắc Cúm, nhưng thường các triệu chứng sẽ nhẹ và không nguy hiểm đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin Cúm sẽ chỉ kéo dài trong vòng khoảng 1 năm do virus Cúm luôn biến đổi kháng nguyên.
Vì thế nên, để ngăn ngừa bệnh Cúm một cách hiệu quả, bạn cần tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm và tuân thủ các biện pháp không đặc hiệu như dùng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách, vệ sinh cá nhân, rèn luyện sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng Cúm hoặc nghi nhiễm Cúm.
Nên tiêm vắc xin Cúm ở đâu?
Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói vắc xin đa dạng theo nhu cầu và từng lứa tuổi của khách hàng với giá thành hợp lý, đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.
Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp 3 loại vắc xin Cúm mùa là:
- IVACFLU-S 0,5ML (Việt Nam): Giá khoảng 185.000đ;
- VAXIGRIP TETRA (Pháp): Giá khoảng 333.000đ;
- INFLUVAC TETRA (Hà Lan): Giá khoảng 333.000đ.
Giá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy từng thời điểm. Bạn nên đặt lịch tiêm chủng online tại đây hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác về nhu cầu tiêm chủng của mình.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “Người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?”. Tiêm phòng Cúm đúng lịch sẽ giúp cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tối ưu. Hi vọng qua những thông tin được cung cấp bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho việc tiêm phòng của bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe nhé.
Xem thêm:
Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết
Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.