Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuKế Hoạch Mang ThaiMục đích và quy trình của siêu âm tuyến giáp

Mục đích và quy trình của siêu âm tuyến giáp


Tuyến giáp là bộ phận nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi bộ phận này gặp vấn đề sẽ kéo theo các bộ phận khác cũng hoạt động trì trệ. Do đó siêu âm tuyến giáp là cách kiểm soát sức khỏe hiệu quả nhất.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp có hình cánh bướm, nằm ở trước cổ và ngay phía trên xương cổ, với hai thùy ở hai bên cổ và được nối với nhau bằng dải hẹp của mô. Hormone được sinh ra từ các mô của vùng tuyến giáp gọi là hormone tuyến giáp. Loại hormone này sẽ tham gia vào quá trình điều chỉnh hàng loạt các chức năng và bộ phận trong cơ thể. 

Nếu tuyến giáp có gì bất thường thì sẽ không thể được phát giác bằng mắt thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào ở phía trên bề mặt da. Thường các khối u ở trong tuyến giáp chỉ được phát hiện thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ. Siêu âm tuyến giáp rất nhạy cảm, có thể phát hiện ra nhiều bất thường mà người bệnh không tự phát hiện được. 

Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện một số bệnh không thể nhìn bằng mắt thường

Quy trình siêu âm tuyến giáp

Quá trình thực hiện siêu âm tuyến giáp thường chỉ cần thực hiện trong vòng 20 – 30 phút.

Khi siêu âm tuyến giáp, người bệnh sẽ được nằm trên một bàn kiểm tra, một số trường hợp có thể được yêu cầu nằm nghiêng sang 2 bên hoặc nằm úp mặt xuống để hình ảnh siêu âm được hiển thị rõ nét. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi gel chuyên dụng lên vùng cổ và thiết bị đầu dò. Gel sẽ giúp đầu dò tiếp xúc an toàn với da và loại bỏ khí giữa đầu dò và da bởi khí có thể chặn sóng âm thanh. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên vùng cổ và di chuyển qua lại ở khu vực cần kiểm tra.

Xem thêm  Các bà bầu nên uống canxi loại nào tốt nhất?

Siêu âm tuyến giáp sẽ cung cấp toàn bộ hình ảnh thực tế trong quá trình đầu dò di chuyển. Hình ảnh sẽ được phản ánh lên màn hình máy siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát các đặc điểm của vùng tuyến giáp và đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh lý.

Khi nào cần đi siêu âm tuyến giáp?

Nếu bạn có những dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và các y bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm tuyến giáp.

Bướu cổ, sưng cổ

Các bệnh về tuyến giáp nói chung và một số bệnh như bướu giáp, viêm giáp nói riêng sẽ luôn đi kèm với tình trạng bị bướu cổ hoặc là sưng cổ. Biểu hiện bướu cổ và sưng cổ sẽ kèm theo triệu chứng của việc cơ thể bị thiếu hụt iot như hụt hơi khi nói chuyện, khó hô hấp,…

Cảm thấy tóc và da yếu đi

Một khi hormone tiết ra bị rối loan, tóc và da sẽ dần yếu đi, vì vậy cơ thể sẽ bị rụng lông và tóc, đồng thời da cũng trở nên mẫn cảm hơn. Theo thống kê, những bệnh nhân bị suy giáp thì tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy rụng và làn da cũng trở nên khô hơn bình thường, xuất hiện tình trạng da bị bong tróc.

Mục đích và quy trình của siêu âm tuyến giáp2

Bệnh nhân suy giáp thường dễ bị rụng tóc

Bị đau cơ khớp, viêm cánh tay

Viêm cánh tay, đau cơ khớp là một trong những triệu chứng khác liên quan đến bệnh tuyến giáp. 

Xem thêm  Nhận biết dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh

Những bệnh nhân bị suy giáp sẽ thường bị tê cứng cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị sụt giảm, dẫn đến làm chậm quá trình gửi thông tin từ não tới các cơ. Còn đối với những bệnh nhân bị cường giáp thì thường sẽ bị cứng khớp, đồng thời các chi cũng khó phối hợp với nhau.

Nữ giới bị giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều

Nếu bệnh về tuyến giáp không được phát hiện trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen, điều này sẽ làm cho người bệnh bị giảm ham muốn. 

Ngoài ra, các bệnh về tuyến giáp cũng có làm kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến vô sinh. Những biểu hiện rõ nhất đó là nếu kỳ kinh nguyệt đến sớm và lặp lại trong nhiều tháng thì là bệnh suy giáp, còn nếu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và ít xuất hiện hơn thì là bệnh cường giáp. 

Đường ruột bắt đầu xuất hiện một số vấn đề

Khi đường ruột gặp một số vấn đề, các bệnh về đường tiêu hóa cũng thường xuyên xuất hiện thì có thể bạn đã mắc bệnh về tuyến giáp. 

Người bị bệnh suy giáp thường sẽ dễ bị táo bón, còn người bị bệnh cường giáp thì sẽ thường hay bị tiêu chảy hoặc đau bụng.

Tăng huyết áp

Hormone từ tuyến giáp sinh ra có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch, lượng hormone thất thường có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim bị tăng giảm đột ngột và giảm sức bơm máu. Do đó nếu có dấu hiệu huyết áp không ổn định, bạn có thể đã mắc các bệnh về tuyến giáp và bạn nên đi siêu âm tuyến giáp vào lúc này.

Xem thêm  Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì?

Cảm thấy bị mệt mỏi, trầm cảm

Khi hormone ở những người bị bệnh tuyến giáp suy giảm, các cơ sẽ không được thúc đẩy, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi và không còn sức lực. Đối với bệnh cường giáp, người bệnh còn có thể bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ mắc bệnh trầm cảm. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, bệnh tình của người bệnh sẽ càng ngày càng nặng.

Mục đích và quy trình của siêu âm tuyến giáp3

Người bệnh về tuyến giáp thường cảm thấy mệt mỏi

Cân nặng thay đổi

Khi cân nặng của bạn bị tăng giảm thất thường, có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh về tuyến giáp nào đó. Người bị cường giáp sẽ thường cảm giác đói, ăn nhiều nhưng không tăng cân còn người bị suy giáp thì không thèm ăn nhưng vẫn tăng cân bất thường.

Trên đây là một số thông tin về việc siêu âm tuyến giáp cũng như mách bạn khi nào nên đi siêu âm tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, vì vậy một khi cơ thể có những triệu chứng nêu trên thì bạn nên nhanh chóng đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments