Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuMẹ bầu sau sinh ăn cua được không và những lưu ý...

Mẹ bầu sau sinh ăn cua được không và những lưu ý khi ăn cua


Phụ nữ sau sinh ăn cua được không là điều mà các mẹ bỉm rất quan tâm sau khi vượt cạn thành công. Để hiểu thêm về giá trị dinh dưỡng của cua và giải đáp thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Qua những thông tin chia sẻ này, hy vọng các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách bổ sung dinh dưỡng sau sinh từ cua như thế nào là tốt nhất.

Mẹ bầu sau sinh ăn cua được không?

Cua là loại thực phẩm bổ dưỡng rất phổ biến ở một số nước ven biển như Việt Nam. Cua cũng được nhiều người yêu thích bởi có thể chế biến theo nhiều cách rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai ăn cua cũng đều bổ dưỡng, đặc biệt đối với các mẹ sau sinh thể trạng yếu. Nếu những bà mẹ thể chất yếu ăn cua sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vậy mẹ sau sinh ăn cua được không? 

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu về các loại cua. Trong tự nhiên, hai loại cua được dùng để chế biến thực phẩm phổ biến là cua đồng và cua biển.

  • Cua đồng: Đối với loại cua này, mẹ nên ăn 6 tháng sau khi sinh, không nên ăn quá sớm. Bởi cua đồng có tính hàn cao, dễ gây tiêu chảy, ngộ độc khi cơ thể mẹ còn yếu.
  • Cua biển: Mẹ có thể ăn sau sinh 2 – 3 tháng. Sở dĩ như vậy vì trong cua biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mẹ và nguồn sữa cho con.
Sau sinh ăn cua được không là thắc mắc của nhiều người

Đối với cua đồng

Như đã đề cập ở trên, mẹ sau sinh có thể ăn cua đồng nhưng không nên ăn quá sớm. Cua đồng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng chúng vẫn tồn tại một số điểm gây hại.

Thịt cua đồng giàu chất dinh dưỡng như canxi, sắt, protein, lipit, chất béo và vitamin nhưng cua đồng lại có tính hàn, hơi độc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa, nhất là ảnh hưởng đến thể trạng còn non yếu của mẹ sau khi sinh. 

Vì vậy, mẹ sau sinh non không nên ăn cua đồng sớm. Thời điểm tốt nhất là khoảng 6 tháng sau khi sinh. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng của cua được hấp thu tốt do cơ thể mẹ đang dần hồi phục và khỏe mạnh. Nếu mẹ ăn cua đồng đúng thời điểm thì sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ mà còn giúp con hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn.

Tác hại nếu mẹ ăn cua đồng sớm sau sinh:

  • Tiêu chảy: Ăn cua sớm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, ăn cua đồng khi người mẹ còn yếu có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, nôn mửa…
  • Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng: Thịt cua chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Mặt khác, mẹ bỉm sẽ dễ bị cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tăng cân không kiểm soát…

Đối với cua biển

Vậy mẹ sau sinh ăn cua biển được không? Câu trả lời là có. Ăn cua biển cung cấp chất dinh dưỡng giúp bạn và em bé khỏe mạnh. Để giải đáp lý do cho câu trả lời trên, hãy cùng điểm qua giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cua biển.

Trong 100g cua biển chứa:

  •  59 – 90mg canxi;
  • 15 – 20g chất đạm;
  • 600 – 900mg chất béo;
  • 180 – 200mg photpho;
  • Hàm lượng omega-3 cao;
  • Một số loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, magie…

Thịt cua biển có vị ngọt, mặn, không độc nên là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bà mẹ sau sinh.

Bên cạnh đó, cua biển còn có tác dụng thanh nhiệt, chống thiếu máu ở nhiều mẹ bỉm sữa. Đặc biệt, khi mẹ ăn cua biển còn giúp bé bổ sung canxi, tăng sức đề kháng, phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

Vậy sau sinh bao lâu thì được ăn cua biển? Đối với cua biển, mẹ bỉm nên kiêng trong ít nhất hai đến ba tháng. Đây là thời gian hoàn hảo để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ cua biển. Một lý do khác nữa là hệ tiêu hóa của mẹ bỉm trong thời gian đầu sau sinh rất yếu, những thức ăn giàu đạm như cua biển sẽ khó tiêu hóa.

Mẹ bầu sau sinh ăn cua được không và những lưu ý khi muốn ăn cua 2
Cua biển có giá trị dinh dưỡng cao

Lợi ích của việc ăn cua biển:

  • Giảm cholesterol xấu: Cua biển rất giàu axit béo omega-3 hỗ trợ tim mạch và giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Điều này giúp giảm đông máu, kháng viêm, hạ huyết áp và hạn chế tình trạng hạ huyết áp, căng thẳng cho tim.
  • Thanh nhiệt: Thịt cua biển chứa hàm lượng selenium và riboflavin cao, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa. Nhờ đó, kích thích hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính. Đặc biệt do trong thịt cua biển có hàm lượng photpho cao giúp cải thiện chức năng gan, thận và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
  • Bổ tủy xương: Cua biển chứa hàm lượng lớn canxi và photpho giúp bé phát triển xương toàn diện. Đồng thời giúp mẹ bỉm cải thiện hiệu quả các vấn đề về xương tủy sau sinh.

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu sau sinh muốn ăn cua

Để bổ sung hiệu quả chất dinh dưỡng dồi dào trong thịt cua, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý:

  • Không ăn cua để qua đêm: Thịt cua đã qua chế biến rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn và biến chất nếu để qua đêm, ăn phải loại thực phẩm này mẹ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến em bé.
  • Không ăn cam quýt, không uống sữa ngay sau khi ăn cua: Ăn cua cùng với hoa quả giàu vitamin C có thể dẫn đến ngộ độc do trong cua có nhiều asen pentavenlent, khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành chất độc. Uống sữa sau khi ăn cua có thể khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Hạn chế ăn cua vào buổi tối: Các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi vào buổi tối vì cần phục hồi, do đó khó hấp thụ và đào thải canxi có trong cua. Hậu quả là ảnh hưởng đến chức năng của thận và đường tiết niệu, dễ gây sỏi thận.
Mẹ bầu sau sinh ăn cua được không và những lưu ý khi muốn ăn cua 3
Mẹ sau sinh không nên ăn cam quýt ngay sau khi ăn cua

Những trường hợp mẹ bầu sau sinh không nên ăn cua

Mẹ không nên ăn cua (kể cả cua đồng, cua biển) nếu:

  • Mẹ bị bệnh tim mạch không nên ăn cua vì chúng có xu hướng làm tăng lượng cholesterol trong máu.
  • Trong cua có chứa nhiều selen làm giảm hiệu quả của thuốc nên mẹ đang dùng thuốc cũng không nên ăn.
  • Mẹ bỉm có cơ địa dễ bị dị ứng nên tránh các loại cua. 
  • Mẹ bị cảm hàn không nên ăn cua vì món ăn này có tính lạnh khiến cơ thể mẹ thêm mệt mỏi. 
  • Mẹ bị bệnh gút, viêm khớp nên tránh các món ăn chế biến từ cua vì chúng có xu hướng làm tăng nồng độ axit uric (chất làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp).
  • Mẹ bị rối loạn mỡ máu, huyết áp cao cũng không nên ăn cua, ghẹ.
Mẹ bầu sau sinh ăn cua được không và những lưu ý khi muốn ăn cua 5
Mẹ bỉm có cơ địa dễ bị dị ứng nên tránh các loại cua

Tóm lại, cua có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của cơ thể mà mẹ sau sinh chọn cách chế biến và thời điểm ăn cua phù hợp. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn cua được không của các mẹ bỉm. Hãy luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu để được chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm thú vị các mẹ nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments