Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiMẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách...

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách điều trị


Tiêu chảy có thể là triệu chứng của bệnh lý hệ tiêu hóa, hay một sự thay đổi khác của cơ thể khi mang thai. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, ta có thể gặp tiêu chảy do sự thay đổi hormone trong cơ thể bà mẹ. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ có thể xảy ra bất kể bà mẹ đã bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu hay chưa. Đây là một rối loạn của hệ tiêu hóa, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Tiêu chảy là gì?

Một người được xem là tiêu chảy nếu đi ngoài phân lỏng toàn nước từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Điều này xảy ra do giảm sự hấp thu nước ở ruột non dẫn đến có nhiều nước trong phân. Đây là một rối loạn của ống tiêu hóa mà nguyên nhân có thể tại ống tiêu hóa hoặc ngoài ống tiêu hóa gây ra. Tiêu chảy là một rối loạn có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng, và tất nhiên không loại trừ phụ nữ có thai.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa nguyên nhân do đâu?

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa là tình trạng đi phân lỏng nhiều lần xảy ra từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Tình trạng này còn xảy ra phổ biến hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chưa có nghiên cứu nào về triệu chứng tiêu chảy trong 3 tháng giữa ở một thai kỳ bình thường. Tuy nhiên ở thời kỳ này thai nhi phát triển nhanh, thai bắt đầu máy ở các vị trí trong ổ bụng hoặc trên thành bụng, do đó có thể kích thích làm tăng nhu động ruột khiến cho đi tiêu nhiều lần hơn với phân chưa được hấp thu nước triệt để. Phổ biến hơn, tiêu chảy còn có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, bất thường của hệ tiêu hóa.

Xem thêm  Thay đổi của cơ thể mẹ và thai nhi 28 tuần là gì?

Nhiễm vi khuẩn, virus vào đường tiêu hóa do ăn thức ăn không hợp vệ sinh là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Trong trường hợp này, tiêu chảy có thể rầm rộ với các triệu chứng kèm theo như đau bụng, chướng hơi, vã mồ hôi. Người có các bệnh lý nền về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích,… có thể mắc tiêu chảy trong thai kỳ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài. Các nguyên nhân tiêu chảy không liên quan đến thai kỳ còn có thể bao gồm stress và dùng các thuốc có tác dụng gây tiêu chảy.

Tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không?

Đây là một câu hỏi mà không ít mẹ bầu thắc mắc khi bị tiêu chảy. Dù tiêu chảy trong 3 tháng giữa thai kỳ không phải là một dấu hiệu báo động nhưng bà mẹ mắc tiêu chảy trong giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai. Một biến chứng quan trọng của tiêu chảy cấp là mất nước, bà mẹ bị thiếu máu tới các mô, kể cả nhau thai và vì thế thai nhi thiếu nguồn máu cung cấp từ mẹ có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc tiêu chảy cấp bà mẹ cần để phòng biến chứng mất nước.

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời kỳ trẻ tăng trưởng mạnh, bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến dinh dưỡng của mẹ đều có thể tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Sự ảnh hưởng này có thể bao gồm suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển tinh thần,… đặc biệt dễ mắc phải nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa nên bổ sung nhiều nước hơn

Làm sao để nhận biết mẹ bầu bị tiêu chảy?

Nếu bạn phải đi cầu nhiều lần hơn với phân nhiều nước thì có thể bạn đang bị tiêu chảy. Ngoài triệu chứng về thải phân, mẹ bầu có thể gặp các dấu hiệu khác như:

  • Đầy hơi, chướng bụng

  • Đau bụng

  • Mệt mỏi.

Xem thêm  Có thai có được uống thuốc say xe không?

Nên làm gì khi bị tiêu chảy 3 tháng giữa?

Như đã đề cập ở trên, tiêu chảy cấp sẽ đáng sợ hơn nếu cơ thể bạn bị mất nước. Lượng nước mất đi là do bị thải theo phân quá nhiều dẫn đến không đảm bảo lưu lượng tuần hoàn và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn để bù vào lượng đã mất. Bên cạnh mất nước, các chất điện giải trong cơ thể có thể bị giảm, do đó bổ sung các loại nước ion, nước cháo, nước súp giúp bệnh cải thiện nhanh hơn. Các dấu hiệu mất nước giúp bạn nhận biết như: Môi khô, khát nước, da khô, mệt lã, mắt trũng,…

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa:  nguyên nhân và cách điều trị 2
Không dùng sữa và các chế phẩm sữa khi bị tiêu chảy cấp

Một chế độ ăn lành mạnh giúp mẹ bầu rút ngắn thời gian mắc bệnh. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu và đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng khem tuyệt đối cháo trắng, cháo muối vì sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho mẹ và thai. Nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất xơ, sữa, chế phẩm từ sữa, cà phê, trà… vì hệ tiêu hóa lúc này chưa thực sự khỏe để tiêu hóa và hấp thu những chất này. Việc sử dụng những thực phẩm khó tiêu, khó hấp thu có thể khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Hầu hết tiêu chảy sẽ tự giới hạn sau 2 – 3 ngày. Quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn nếu được bù nước và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn khoảng thời gian này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa:  nguyên nhân và cách điều trị 3
Mẹ bầu bị tiêu chảy không nên uống nước trà

Tiêu chảy là một rối loạn có thể gặp trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi. Nhận biết và có thái độ đúng đắn với tiêu chảy trong thai kỳ giúp tránh các biến chứng xảy ra.

Xem thêm  Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai cần biết để tránh

Hầu hết mẹ bầu có thể tự chăm sóc khi bị tiêu chảy cấp, tuy nhiên một số trường hợp cần gặp bác sĩ để được tư vấn như khi tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, sốt, có máu trong phân hoặc các dấu hiệu của mất nước. Mặc dù tiêu chảy không phải là một dấu hiệu cảnh báo một thai kỳ bất thường, nhưng nên chú ý các dấu hiệu có nguy cơ khác như ra máu âm đạo, thai không máy, cảm thấy bồn chồn bất an. 

Một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh trong tám cá nguyệt thứ hai không những giúp cho mẹ bầu tránh bị tiêu chảy mà còn giúp cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi trong thời kỳ mà tốc độ phát triển của thai mạnh nhất.

Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp tới bạn đọc về chủ đề mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách trị



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments