Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiMẹ bầu ăn vú sữa được không? Điều các mẹ nên biết

Mẹ bầu ăn vú sữa được không? Điều các mẹ nên biết


Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai các mẹ bầu rất cẩn trọng trong việc ăn uống. Ngay cả trái cây cũng phải tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn. Nhiều mẹ rất thích ăn vú sữa nhưng lại sợ tính nóng, phần nhựa mủ, vị chát nhẹ của nó ảnh hưởng đến bé. Lo lắng này có đúng không? Mẹ bầu ăn vú sữa được không?

Mẹ bầu ăn vú sữa được không?

Theo các chuyên gia nhận định vú sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Trong vú sữa có chứa lượng lớn các loại vitamin B (B1, B2, B3) có chức năng chuyển hoá các nguồn năng lượng cần thiết tạo thành máu. Ngoài ra, canxi và sắt giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu ở mẹ, nuôi dưỡng hệ xương khớp của thai nhi phát triển tốt,…

Vú sữa chứa lượng calo thấp, mẹ bầu có thể ăn mà không sợ tăng cân hay tiểu đường giai đoạn thai kỳ. Chất axit malic trong vú sữa có chức năng kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh như nám da – một bệnh lý về da thường gặp ở mẹ bầu rất hiệu quả. Do đó với câu hỏi “Mẹ bầu ăn vú sữa được không?” thì câu trả lời là “Được”.

Bầu ăn vú sữa được không là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm

Những lợi ích của mẹ bầu khi ăn vú sữa

Không cần phải lo về tính nóng hay những ảnh hưởng từ phần mủ chát của vú sữa, các mẹ bầu có thể thoải mái ăn vú sữa bởi những lợi ích sau:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vú sữa có vitamin C và caroten hỗ trợ chức năng của các tế bào trong hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh. 
  • Tăng cường sự phát triển xương: mỗi quả vú sữa có chứa khoảng 14,65mg canxi – thành phần quan trọng để duy trì khung xương chắc khỏe cho mẹ, kích thích sự phát triển xương của thai nhi.
Có bầu ăn vú sữa được không Dinh dưỡng từ vú sữa cho mẹ bầu là vô kể
  • Ngăn ngừa thiếu máu: thành phần sắc trong vú sữa có ích cho cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố) – một chất trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể, duy trì sự lưu thông và nồng độ pH cho máu.
  • Ngăn ngừa bệnh táo bón: Để không gặp phải tình trạng táo bón trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu phải cung cấp lượng chất xơ gấp đôi bình thường. Vú sữa chứa hàm lượng chất xơ tích cực, hỗ trợ hệ tiêu hoá làm việc tốt nhất, hạn chế nguy cơ táo bón, ngăn ngừa những vấn đề ung thư ruột kết. 
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Trong quá trình mang thai, các bà mẹ phải chú ý đến lượng đường nạp vào cơ thể vì có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vú sữa có độ ngọt thanh dịu vừa phải, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu do đó mẹ bầu không phải lo lắng về vấn đề này. 
Bà bầu ăn vú sữa được không Vú sữa bổ dưỡng góp phần ngăn ngừa một số chứng bệnh trong giai đoạn mang thai

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn vú sữa

Tuy mẹ bầu có thể thoải mái ăn vú sữa nhưng cũng cần phải lưu ý thêm một số điều dưới đây:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dùng thích hợp.
  • Nên gọt lấy phần thịt, tránh khoét quá sâu đến phần nhựa chát, nhất là các mẹ đang gặp phải tình trạng táo bón vì nó sẽ khiến cho triệu chứng này trầm trọng hơn.
  • Với các mẹ bầu có tiền sử dị ứng với vú sữa thì không nên ăn. Ngoài ra, nếu cơ địa bạn không phù hợp, cảm thấy nóng thì cũng nên hạn chế. 
  • Hãy lựa quả tươi, còn cuống, vỏ mỏng, bề ngoài nhẵn căng bóng có độ mềm đều sẽ ngon và ngọt hơn. 
Bầu 3 tháng đầu an vú sữa được không Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn vú sữa

Quả vú sữa thơm ngon, dễ ăn, có thể làm giảm buồn nôn khi nghén được nhiều mẹ bầu ưa thích. Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin mẹ bầu ăn vú sữa được không và những lợi ích từ loại quả này. Các mẹ đừng ngần ngại mà hãy bổ sung ngay vú sữa vào danh sách trái cây tráng miệng vì những lợi ích mà chúng đem lại.

Xem thêm  Trị rạn da sau sinh bằng laser có hiệu quả không?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments