Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuMang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Điều trị thai...

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?


Theo báo cáo của WHO, cứ 1000 phụ nữ mang thai thì có từ 4 – 10 người bị thai ngoài tử cung. Bởi vậy, có không ít chị em thắc mắc liệu mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung giúp chị em bảo toàn sức khỏe sinh sản, hạn chế biến chứng, thậm chí là bảo vệ tính mạng của bản thân.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung hay còn biết đến với các tên khác là chửa ngoài dạ con. Đây là hiện tượng phôi thai không làm tổ trong tử cung mà nằm ở những vị trí khác, không có khả năng nuôi dưỡng phôi thai như: Vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung hay ổ bụng,…

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ. Nếu không được điều trị, thai sẽ phát triển lớn hơn và vỡ ra, gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thậm chí là tử vong.

Tính đến nay, vẫn có nhiều trường hợp mẹ bầu bị vỡ thai ngoài tử cung một lần thì vẫn có thể mang thai ngoài tử cung lần thứ 2.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng hiếm gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung

Trên thực tế, chị em vẫn có thể nhận biết sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung chỉ bằng những dấu hiệu đơn giản sau:

  • Không xuất hiện kinh nguyệt: Tất cả phụ nữ mang thai đều bị mất kinh nguyệt, đi kèm với nhiều dấu hiệu khác như: Buồn nôn, nôn, thử thai thấy dương tính,…
  • Đi ngoài nhiều lần: Mẹ bầu bị thai ngoài tử cung thường đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa và viêm ruột.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sắc mặt tái, miệng khô, đánh trống ngực, mệt mỏi, sợ lạnh,…
  • Đau bụng: Có đến khoảng 95% phụ nữ mang thai ngoài tử cung bị đau bụng. Triệu chứng này xuất hiện là do khối thai phát triển lớn làm căng, vỡ ống dẫn trứng. Cơn đau sẽ diễn ra theo từng cơn, đau dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn, tức ngực.
Xem thêm  Phụ nữ đang có kinh uống trinh nữ hoàng cung được không?

Vậy mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không là thắc mắc của nhiều người. Khi mang thai hay thậm chí là thai ngoài tử cung, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng lại.

Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn của bệnh mang thai ngoài tử cung mà bệnh nhân sẽ nhận thấy những dấu hiệu bệnh khác nhau như: Không có kinh nguyệt, đau bụng hoặc âm đạo ra máu. 

Khi khối thai bị vỡ ra sẽ xuất hiện máu, kèm theo đau bụng. Hơn nữa, lượng máu cũng tương tự như máu kinh nên nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn với ngày “đèn đỏ”.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không - Bạn đã biết chưa? 2
Nhiều người thắc mắc mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không

Khám và điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?

Ngay khi phát hiện bản thân mắc thai ngoài tử cung, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được điều trị kịp thời. Chu trình thăm khám và điều trị sẽ bao gồm các bước sau:

Khám thai ngoài tử cung

Trước hết, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện siêu âm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phương pháp này được đánh giá khá cao nhờ độ chính xác lên đến 75 – 80%.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được xét nghiệm Beta hCG. Nếu nồng độ hCG trên 1.500 UI/ml thì thai đã nằm ổn định trong buồng tử cung. Ngược lại, nếu nồng độ này tăng ít hoặc chững lại ở mức 1.500 UI/ml mà không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể mẹ bầu đã mang thai ngoài tử cung.

Xem thêm  Nội xoay thai là gì? Quy trình kỹ thuật thực hiện nội xoay thai

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm hCG vẫn cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo để xác định chính xác vị trí và kích thước khối thai.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không - Bạn đã biết chưa? 3
Khi thăm khám thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Beta hCG

Điều trị thai ngoài tử cung

Khi phát hiện bản thân bị thai ngoài tử cung, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt, khi kích thước phôi thai còn nhỏ. Điều này giúp mẹ bảo đảm sức khỏe sinh sản, cũng như tránh được những biến chứng bất thường trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng của thai ngoài tử cung mà mẹ bầu sẽ được điều trị bằng 1 trong 3 phương pháp phổ biến sau:

  • Sử dụng thuốc Methotrexate: Đối với khối thai nhỏ, đường kính dưới 3cm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc Methotrexate vào khối thai. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của thai, khiến thai tự tiêu và được hấp thụ bởi cơ thể của mẹ.
  • Phẫu thuật nội soi: Khi dùng thuốc mà khối thai vẫn không thể tự tiêu biến, mẹ bầu sẽ được phẫu thuật nội soi. Phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm như: Chi phí thấp, thời gian phục hồi nhanh, không để lại sẹo xấu, độ chính xác cao,…
  • Mổ mở: Thông thường, phương pháp mổ mở chỉ được áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung quá lớn, bị vỡ và ổ bụng chứa nhiều máu. Đây được coi là những trường hợp nguy cấp, cần được cấp cứu kịp thời.
Xem thêm  Vì sao hình ảnh siêu âm 12 tuần lại quan trọng?
Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không - Bạn đã biết chưa? 4
Phương pháp mổ mở tuy hiệu quả nhưng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về thai ngoài tử cung, cũng như giải đáp thắc mắc: “Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?”. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn hãy thăm khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe nhé!

Xem thêm:

  • Biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung
  • Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?
  • Kiêng cữ sau mổ thai ngoài tử cung



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments