Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiMang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không?

Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không?


Thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm đối với cơ thể của mẹ bầu. Bởi lúc này, sức đề kháng của mẹ thường khá yếu và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Do vậy, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống và đi lại. Vậy mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi này nhé!

Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không?

Mẹ bầu thường được khuyến khích vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể linh hoạt hơn, đồng thời hỗ trợ đốt cháy calo và ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức trong thai kỳ. Nhưng đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu, việc đi lại nhiều hay ít cần dựa vào tình trạng sức khỏe của từng người. Mẹ bầu chỉ nên di chuyển với quãng đường ngắn với tần suất khoảng 3 ngày/tuần và thời gian khoảng 15 – 20 phút mỗi lần.

Việc di chuyển quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, thai nhi mới phát triển và chưa bám chặt vào thành tử cung của mẹ. Việc di chuyển quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông, mẹ bầu có thể dễ cảm thấy mệt mỏi hoặc bị nghén nặng hơn do nhạy cảm với mùi xăng. Những nguy cơ khi di chuyển trong tam cá nguyệt đầu tiên gồm:

  • Đường xóc, ổ gà: Di chuyển trên địa hình gồ ghề dễ khiến mẹ bầu té ngã, có nguy cơ dẫn đến sảy thai.
  • Phanh gấp: Khi tham gia giao thông, việc phanh gấp có thể gây chèn ép vùng bụng và tử cung, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Say xe, say sóng: Đối với những mẹ bầu dễ bị say xe, việc di chuyển bằng các phương tiện như xe buýt, xe khách,… có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn mửa nhiều, mất nước, cơ thể suy kiệt.
Xem thêm  Nguyên nhân gây trứng lép và cách cải thiện hiệu quả

Vậy mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không? Nhìn chung, mẹ bầu nên hạn chế di chuyển nhiều trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu không nên đi lại, mà điều quan trọng là phải biết cách di chuyển sao cho an toàn trong giai đoạn này.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến cách di chuyển phù hợp với từng loại phương tiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn. Cụ thể như sau:

Đi bộ

Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Một số điều mà bạn cần lưu ý khi đi bộ như:

  • Thời gian: Buổi sáng là thời điểm lý tưởng cho mẹ bầu để đi bộ, vì lúc này không khí trong lành giúp hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên duy trì thói quen này từ 2 – 3 ngày mỗi tuần và mỗi lần khoảng 10 – 15 phút.
  • Trang phục: Mẹ bầu nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái và mang giày đế thấp, mềm để dễ di chuyển.
  • Quãng đường: Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mẹ bầu nên điều chỉnh quãng đường đi bộ sao cho phù hợp. Trường hợp nếu cảm thấy mệt mỏi, nên dừng lại để nghỉ ngơi.
  • Địa hình: Ưu tiên đi bộ trên mặt đường phẳng để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ té ngã.
  • Không gian: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ thường dễ bị ốm nghén và miễn dịch yếu. Do vậy, nên chọn nơi thoáng mát, trong lành để tránh vi khuẩn gây hại. Đồng thời, nên đi cùng người thân để vừa trò chuyện vừa hỗ trợ khi cần thiết.
  • Trường hợp cần tránh: Nếu mẹ bầu có bệnh tim hoặc tiền sử sinh non, nên hạn chế đi bộ để tránh gắng sức gây nguy hiểm.
Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không? 1
Mẹ bầu nên đi bộ vào buổi sáng và mang giày đế thấp để dễ di chuyển

Di chuyển bằng xe máy

Nếu sức khỏe ổn định và phản xạ nhanh nhạy, mẹ bầu có thể tự lái xe máy trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, tốt nhất là để người khác lái và mẹ ngồi sau để an toàn hơn.

Xem thêm  Bầu ăn cháo lòng được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cháo lòng

Cách di chuyển an toàn bằng xe máy cho mẹ bầu:

  • Loại xe: Nên ưu tiên đi xe ga hoặc xe có chiều cao và kích thước phù hợp để dễ dàng di chuyển và lên xuống.
  • Tốc độ: Mẹ nên di chuyển với tốc độ chậm và tránh những đoạn đường xóc, nhiều ổ gà, ổ voi.
  • Khi dừng xe: Hãy quan sát gương chiếu hậu và giảm tốc từ từ, tránh dừng đột ngột để tránh va chạm.
  • Trang phục: Đảm bảo đội mũ bảo hiểm chuẩn, đeo khẩu trang và mặc trang phục thoải mái, thêm áo chống nắng khi cần.

Di chuyển bằng máy bay

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, nếu mẹ bầu không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, việc di chuyển bằng máy bay vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ốm nghén nặng, nên hạn chế đi máy bay vì sự thay đổi áp suất có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Một số điều cần lưu ý khi di chuyển bằng máy bay như:

  • Chuẩn bị giấy tờ: Mỗi hãng bay có yêu cầu riêng về giấy tờ riêng, nhưng thường mẹ bầu sẽ cần giấy xác nhận tình trạng sức khỏe từ bác sĩ.
  • Vị trí ngồi: Nên chọn ghế rộng rãi để có không gian để chân hoặc ghế cạnh chỗ trống để thư giãn. Đảm bảo thắt dây an toàn đúng cách.
  • Vật dụng cần thiết: Mẹ bầu nên mang gối kê cổ, đồ ăn nhẹ và thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chuẩn bị những vật dụng này từ hôm trước để tiện cho chuyến bay.
  • Trang phục: Chọn trang phục rộng rãi, thoải mái và dễ cử động khi đi lại trên máy bay.
Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không? 4
Mẹ bầu cần chuẩn bị giấy tờ và chọn vị trí ngồi thoải mái khi di chuyển bằng máy bay

Một số lưu ý trong quá trình đi lại với mẹ mang thai 3 tháng đầu

Ngoài vấn đề mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không, thì mẹ bầu cũng cần cẩn trọng khi di chuyển trong một số trường hợp. Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng khi di chuyển và tránh việc đi lại nhiều, đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Vấn đề về cổ tử cung: Di chuyển quá nhiều có thể tạo áp lực lên tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tiểu đường thai kỳ: Trong trường hợp này, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ vận động và tập luyện phù hợp. Việc tự ý đi lại quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là huyết áp và hệ tim mạch.
  • Huyết áp cao, tiền sản giật: Di chuyển nhiều trong giai đoạn này có thể tạo áp lực lớn lên tim, gây nguy hiểm nghiêm trọng.
  • Dấu hiệu bất thường trong thai kỳ: Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và xác định liệu những dấu hiệu đó có gây hại cho sức khỏe hay không.
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi: Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất có xu hướng diễn ra chậm lại và khả năng duy trì ổn định đường huyết giảm. Do vậy, việc di chuyển nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
Xem thêm  Decolgen có dùng được cho bà bầu hay không? Những lưu ý khi sử dụng Decolgen
Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không? 2
Mẹ bầu có xuất hiện dấu hiệu bất thường trong thai kỳ nên hạn chế di chuyển nhiều

Mặc dù đi lại là một nhu cầu tự nhiên, nhưng với mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần hạn chế di chuyển là điều cần được chú trọng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu giải đáp rõ hơn cho thắc mắc mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có tốt không.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments