Biểu hiện của bé bị hăm tã là các vùng da ở hậu môn, háng, vùng kín bị tấy đỏ, xuất hiện các vảy mỏng hoặc mụn nước.
Khi bé bị hăm tã sẽ có những biểu hiện là bị dát đỏ ở các khu vực quấn tã như mông, háng, vùng kín, đùi, nặng có thể dẫn đến mủ, mụn nước khiến bé vô cùng khó chịu, quấy khóc liên tục, ăn kém, ngủ không ngon giấc. Những trẻ có làn da mỏng sẽ dễ bị hăm hơn trẻ nhiều tháng. Với các trẻ bú bình sữa mà không bú mẹ cũng dễ bị hăm da bởi độ pH trong phân của trẻ cao hơn. Do đó mẹ cần có cách trị hăm tã phù hợp để con thoát khỏi tình trạng này.
Một số nguyên nhân khiến bé bị hăm tã
Do dị ứng
Thông thường, bé bị hăm tã là do tiếp xúc với nước tiểu trong thời gian dài. Khi đó chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào da gây ửng đỏ, lớp da trở nên căng bóng. Nếu không chữa trị kịp thời các vết tấy đỏ sẽ mưng mủ, khiến bé khó chịu.
Ngoài ra, khi tắm cho bé xong mẹ chưa lau khô người đã vội quấn tã ngay cũng chính là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
Mẹ không thay tã cho bé thường xuyên
Trẻ nhỏ có thể vệ sinh hàng chục lần mỗi ngày, cho dù dùng tã giấy hay tã vải thì các mẹ cũng nên chú ý việc thay tã cho con kịp thời, tránh để quá lâu đặc biệt là trong những ngày hè oi bức.
Mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách
Việc mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách làm tăng khả năng khiến bé bị hăm tã bởi nước tiểu đọng lại quá lâu. Rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sau đó thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Mẹ cần nhẹ nhàng tránh để bé đau và gây xước da.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như da bị dị ứng với chất liệu của tã, tã của bé không được sạch sẽ, mẹ quấn tã quá chặt hay bé bị tiêu chảy kéo dài…
Cách trị hăm tã cho trẻ
Cách trị hăm tã: Dùng thuốc Tây y bôi ngoài da
Cách gia đình có thể áp dụng cách trị hăm tã là sử dụng các loại kem trị hăm tã phù hợp cho trẻ, các sản phẩm kem chống hăm tã cho bé hiện nay khá nhiều, các bố mẹ có thể tham khảo chọn mua các sản phẩm nằm trong top kem chống hăm tốt nhất uy tín, phù hợp với bé yêu của mình nhất
Với thuốc bôi, mẹ có thể pha một gói nhỏ thuốc tím trong 2 lít nước sạch rồi dùng để rửa vùng da bé bị hăm, sau đó thấm khô bằng khăn mềm.
Hoặc sau khi rửa sạch, lau khô da bé, bạn bôi một lớp thuốc mỡ Bepanthen (Dexphanthenol) lên vùng da bị hăm của bé mỗi ngày 2 lần.
Mẹ cũng có thể dùng thuốc Xanh methylen, Betadine để trị hăm cho bé rất hiệu quả. Tắm rửa và lau khô da cho bé rồi dùng tăm bông y tế bôi thuốc lên vùng da bị hăm tã của bé.
Cách trị hăm tã theo dân gian cho bé:
Lá chè xanh hoặc lá vối non: Rửa sạch và đun sôi một nắm lá chè xanh hoặc lá vối non. Sau đó để nguội bỏ bã và rồi lọc lấy nước này để rửa vùng da bị hăm tã của trẻ. Mẹ nên rửa ngày 3 lần cho bé rồi lau khô da và bôi thuốc nếu thấy cần thiết.
Lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, để khô, giã nát rồi pha thêm một chút xíu muối, thêm nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước. Dùng bông y tế chấm vào nước và bôi lên vùng da bị hăm cho bé. Mẹ không nên chấm quá nhiều nhé.
Búp ổi hoặc lá ổi: Cách trị hăm tã này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước, rửa chỗ hăm cho bé ngày 3 lần/ngày.
Cỏ roi ngựa: Mẹ đem phơi khô hoặc rửa sạch và sao khô, cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Dùng bông mềm thấm nước này chấm vào các vết hăm da của bé, để dung dịch tự khô. Mỗi ngày bạn làm từ 2-3 lần để cải thiện tình trạng hăm tã cho bé.
Lá trầu không: Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên áp dụng cách chữa hăm tã này lliên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.
Cách trị hăm tã bằng cây Mã Đề: Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.
Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.
Với các trẻ bị hăm tã ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các cách trị hăm tã cho bé như chia sẻ bên trên còn nếu nhận thấy bé có dấu hiệu hăm tã nặng thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
Ánh Phạm
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.