Thịt tôm tít ngọt thơm, hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dễ hấp thụ, có nhiều cách chế biến tôm tít thành những món ngon… Tất cả những lý do trên đây khiến tôm tít là một trong những loại hải sản được yêu thích nhất. Nếu quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của tôm tít và những lợi ích của thực phẩm này, đây là bài viết dành cho bạn.
Giá trị dinh dưỡng của tôm tít
Tôm tít (tiếng anh là Mantis shrimp) còn được biết đến với tên gọi khác là tôm tích, bề bề, tôm búa, tôm bọ ngựa. Có 2 loại tôm tít là tôm tít trứng và tôm tít thịt. Tôm tít thịt dai ngọt còn tôm tít trứng bùi béo, mỗi loại có vị ngon riêng. Đây là một loài hải sản thuộc bộ tôm chân miệng. Loài hải sản này được yêu thích bởi thịt dai, chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết giá trị dinh dưỡng của tôm tít. 100gr thịt tôm tít có chứa đến 60% là chất đạm, 290 calo, 2000mg canxi cùng các loại vitamin A, B1, B12, sắt, omega-3, omega-6… Với thành phần dinh dưỡng lý tưởng, thịt tôm tít không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất để chúng ta có cơ thể khỏe mạnh. Thực phẩm này còn có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh khớp, thiếu máu, đột quỵ… Ngoài ra, đây còn là loại hải sản được cho là phù hợp với tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ đến bà bầu hay người cao tuổi.
Ăn tôm tít có tác dụng gì?
Với giá trị dinh dưỡng của tôm tít như trên, sử dụng thịt tôm tít đủ lượng, đúng cách trong chế độ ăn sẽ mang đến những lợi ích sức khỏe như:
Cung cấp omega-3, omega-6
Với hàm lượng omega-3, omega-6, vitamin A dồi dào, thịt tôm tít tốt cho thị lực. Vì thế, đây là thực phẩm lý tưởng cho bà bầu và trẻ nhỏ. Nhiều bà mẹ thường xuyên nấu cháo bề bề cho trẻ ăn dặm để chăm sóc đôi mắt của trẻ. Có thể kể đến hàng loạt lợi ích của loại chất béo lành mạnh này như: Phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp ngủ ngon, hỗ trợ phát triển trí não, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư…
Bổ sung vitamin B12
Thịt tôm tít cung cấp nhiều vitamin B12. Đây là vitamin cần thiết trong quá trình tổng hợp nucleotide, protein và chuyển hóa carbohydrate cùng chất béo. Vitamin B12 góp phần hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Chưa hết, loại vitamin này trong thịt tôm tít còn duy trì hoạt động và chức năng não bộ.
Tác dụng của sắt trong thịt tôm tít
Sắt trong loại hải sản này giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ sau sinh, bà bầu, người bị thiếu máu do thiếu sắt nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, vitamin B12 trong thịt tôm tít cũng tham gia vào quá trình tạo tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu.
Tác dụng của canxi trong thịt tôm tít
Canxi trong thịt tôm tít giúp hỗ trợ sự phát triển xương, củng cố sức mạnh của hệ xương khớp, phòng ngừa còi xương ở trẻ em và loãng xương, viêm xương khớp ở người lớn. Ngoài ra, canxi còn giúp giảm đau nhức xương, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương xương.
Thành phần vitamin B1 trong thịt tôm tít
Vitamin B1 trong thịt tôm tít có tác dụng tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung, phòng ngừa bệnh alzheimer, phòng ngừa đục thủy tinh thể, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài các thành phần kể trên, mỗi thành phần dinh dưỡng trong thịt tôm tít đều có những vai trò nhất định và mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe.
Cách tôm tít giữ nguyên dưỡng chất, đảm bảo an toàn
Khi đã biết giá trị dinh dưỡng của tôm tít và lợi ích sức khỏe của thực phẩm này, chẳng có ai muốn bỏ qua các món ngon chế biến từ tôm tít. Tuy nhiên, để vừa tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất từ thịt tôm tít, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:
Lưu ý khi mua và chế biến tôm tít
Bạn hãy đảm bảo bạn mua được tôm tít còn tươi sống. Những con tôm tít đã chết ngoài giảm giá trị dinh dưỡng, biến đổi hương vị còn có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Khi ăn vào sẽ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất, bạn nên mua tôm tít ở các cửa hàng hải sản uy tín hoặc trong các siêu thị để đảm bảo mua được tôm tít tươi ngon, đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn tôm tít khi nó đã được nấu chín. Tôm tít còn sống có thể chứa sán và ký sinh trùng. Khi ăn phải bạn dễ bị nhiễm sán. Ngoài ra, một số người bị dị ứng hải sản sống nên nấu chín tôm tít luôn là cách chế biến và thưởng thức món ăn an toàn nhất.
Không nên ăn tôm tít cùng thực phẩm nào?
Khi ăn tôm tít cũng như các loại hải sản khác, bạn không nên dùng đồ uống có cồn. Các loại đồ uống này sẽ chuyển hóa purin trong hải sản thành axit uric. Khi axit uric tích tụ trong xương khớp quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, viêm cơ mềm, bệnh gout.
Bạn cũng không nên ăn tôm tít chung với các thực phẩm giàu vitamin C. Lý do là thịt tôm tít chứa nhiều asen pentavenlent. Khi kết hợp với vitamin C sẽ bị biến đổi thành thạch tín – một chất động có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc asen.
Tôm tít là thực phẩm có tính hàn nên ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm chút vang trắng để cân bằng tính hàn, giảm khó tiêu, trung hòa chất béo trong thịt tôm tít.
Bạn cũng không nên uống nước trà trong hoặc ngay sau khi ăn tôm tít. Thành phần trong nước trà có thể phản ứng với các khoáng chất trong tôm tít gây đầy bụng, khó tiêu.
Tóm lại, tôm tít là thực phẩm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của tôm tít và lợi ích sức khỏe của thực phẩm này, chúng ta cần ăn đủ lượng và đúng cách.
Xem thêm:
- Dưa bở ruột xanh có lợi ích gì với sức khỏe?
- Hạt sago có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt sago thế nào?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.