Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngLịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của...

Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới


Việc theo sát lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi sẽ giúp cha mẹ không bỏ lỡ những mũi vắc xin quan trọng giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy tại sao trẻ dưới 1 tuổi cần phải tiêm chủng vắc xin đầy đủ? Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc trên cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Tại sao trẻ dưới 1 tuổi cần phải tiêm chủng vắc xin đầy đủ?

Khi trẻ vừa chào đời, hệ miễn dịch của trẻ được duy trì tốt là nhờ nhận được một lượng kháng thể thụ động từ cơ thể mẹ truyền qua trong quá trình mang thai kết hợp với một lượng kháng thể có trong sữa mẹ, từ đó bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Vậy tại sao trẻ dưới 1 tuổi cần phải tiêm chủng vắc xin đầy đủ? Việc theo dõi lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để trẻ được tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ là điều rất quan trọng vì:

  • Kháng thể được truyền từ cơ thể mẹ sang cơ thể trẻ tồn tại trong thời gian rất ngắn: Sau khi trẻ được sinh ra, cơ thể của bé sẽ nhận được một phần kháng thể từ mẹ trong thời gian mang thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này tồn tại trong cơ thể của trẻ với khoảng thời gian rất ngắn nên không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh trong thời gian dài về sau. Do đó, trẻ cần được tiêm vắc xin để tạo ra kháng thể trong cơ thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
  • Sức đề kháng kém: Tuổi càng lớn, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ sẽ gần như biến mất hoàn toàn khi trẻ được gần 1 tuổi. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện để có thể tự sản xuất kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
  • Biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất: Việc trẻ tiêm chủng vắc xin sớm và đầy đủ có sẽ giúp cơ thể trẻ có sức đề kháng từ sớm để có thể phòng bệnh sớm nhất. Đặc biệt, một số loại vắc xin có giới hạn nhất định về độ tuổi tiêm chủng mới có hiệu quả phòng bệnh. Do đó, cha mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để trẻ được tiêm chủng đúng thời hạn.
  • Gánh nặng bệnh tật lớn: Cơ thể của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện đầy đủ, do đó, nếu bị các tác nhân gây bệnh tấn công thì có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, tuổi càng nhỏ thì biến chứng càng nặng nề và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, thậm chí là tử vong.
  • Tránh tốn kém chi phí trong điều trị: Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với các chi phí điều trị, thậm chí còn để lại di chứng suốt đời. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng ngay từ sớm để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất và giảm gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Xem thêm  Sau khi tiêm vắc xin bị sốt nên làm gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trẻ dưới 1 tuổi có sức đề kháng kém nên cần được tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo

Những trường hợp nào trẻ không được tiêm vắc xin?

Việc tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ ngay từ sớm về đúng độ tuổi là quyền lợi của trẻ cũng như là trách nhiệm của cha mẹ đối với sức khoẻ của con nhỏ. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có thể được tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin đúng lịch hẹn. Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hoạt động tiêm vắc xin chống chỉ định với những trẻ thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bao gồm:

  • Trẻ có tiền sử bị sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau lần tiêm vắc xin có cùng thành phần trước đó. Chẳng hạn như sốt cao kèm theo co giật, tím tái, khó thở hoặc có dấu hiệu màng não.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ mắc phải các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, HIV/AIDS chống chỉ định với các loại vắc xin sống giảm động lực.
  • Các trường hợp chống định viêm vắc xin cho trẻ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ cần phải tạm hoãn tiêm chủng, cụ thể như sau:

  • Trẻ đang trong tình trạng suy giảm chức năng của nhiều cơ quan như suy tim, suy hô hấp, suy gan, suy thận…
  • Trẻ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính.
  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt hạ xuống dưới 35,5 độ C.
  • Trẻ có trọng lượng cơ thể dưới 2kg.
  • Trẻ mắc phải một số bệnh lý bẩm sinh hoặc mạn tính ở tim, phổi, ung thư…
  • Trẻ đang sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng.
  • Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid ở liều cao hay hoá trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Xem thêm  Phòng ngừa viêm gan B với vaccine Engerix B
Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 2
Trẻ bị sốt trên 37,5 độ C cần được hoãn tiêm chủng vắc xin

Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi như thế nào?

Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi bao gồm các giai đoạn như sau:

Trẻ 1 tháng tuổi (sơ sinh)

Đây là giai đoạn bé cần được tiêm mũi vắc xin viêm gan siêu vi B (VGB) trong vòng 24 giờ sau khi sinh để phòng bệnh viêm gan B, đồng thời trẻ sơ sinh nên tiêm càng sớm càng tốt mũi vắc xin lao liều sơ sinh (BCG) để phòng bệnh lao.

Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 3
Trẻ 1 tháng tuổi cần được tiêm mũi vắc xin Lao càng sớm càng tốt

Trẻ 2 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ cần được tiêm 3 mũi vắc xin, cụ thể:

  • Tiêm lần 1 vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do khuẩn Hib gây ra.
  • Tiêm mũi vắc xin ngừa Rotavirus lần 1 để phòng bệnh tiêu chảy cấp.
  • Mũi vắc xin phế cầu lần 1 (PCV 1) để phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

Trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ được tiêm 3 mũi vắc xin, đó là:

  • Tiêm lần 2 mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 – phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do khuẩn Hib.
  • Tiêm lần 2 mũi vắc xin Rotavirus – phòng bệnh tiêu chảy cấp.
  • Tiêm lần 2 mũi vắc xin Phế cầu (PCV 2) – phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Trẻ 4 tháng tuổi

Tiêm phòng cho bé 4 tháng tuổi gồm có:

  • Tiêm lần 3 mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 – phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do khuẩn Hib.
  • Tiêm lần 3 mũi vắc xin Rotavirus – phòng bệnh tiêu chảy cấp.
  • Tiêm lần 3 mũi vắc xin Phế cầu (PCV 3) – phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.
Xem thêm  Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì? Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 8 tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin bao gồm:

  • Mũi vắc xin cúm – phòng bệnh cúm mùa.
  • Mũi vắc xin não mô cầu BC (nếu có yếu tố dịch tễ) – phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu tuýp B, C bởi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra.

Trẻ 9 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi gồm có 2 loại vắc xin, đó là:

  • Tiêm vắc xin sởi đơn (MVVAC) – phòng bệnh sởi.
  • Tiêm lần 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản (Imojev 1) – phòng bệnh viêm não Nhật Bản do virus JEV thuộc nhóm B gây ra.

Trẻ 12 tháng tuổi (1 tuổi)

Giai đoạn này trẻ được tiêm những loại vắc xin sau:

  • Tiêm lần 1 mũi vắc xin 3 trong 1 – phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Tiêm lần 1 mũi vắc xin thuỷ đậu.
  • Tiêm lần 1 mũi vắc xin viêm gan siêu vi A.
  • Tiêm lần 2 mũi viêm não Nhật Bản (cách mũi 1 từ 7 – 10 ngày).
  • Tiêm lần 4 mũi vắc xin phế cầu (PCV 4) cách mũi PCV 3 tối thiểu 6 tháng.
  • Tiêm lần 4 vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1- phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do khuẩn Hib.
Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 4
Cha mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ

Việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ và theo đúng độ tuổi là điều rất quan trọng để giúp bảo sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi để bé được tiêm chủng theo đúng thời hạn. Đồng thời, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của trẻ sau khi tiêm chủng để sớm phát hiện những bất thường và được xử lý kịp thời.

Xem thêm

  • Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
  • Trẻ 9 tháng tiêm mũi gì theo lịch tiêm chủng?
  • Danh sách các mũi tiêm cho bé ở trạm y tế cha mẹ cần nắm



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments