Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhLàm thế nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nóng

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nóng


Vào mùa hè, trẻ em có rất nhiều thời gian vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, khi tham gia các trò chơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh liên quan đến nhiệt như chuột rút, mất nước do nhiệt và sốc nhiệt là điều cần thiết.

Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ em dễ bị tổn thương và mắc các bệnh liên quan vào mùa nóng hơn so với người lớn. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, cơ thể các bé không điều tiết tốt như người lớn. Dưới nhiệt độ nóng bức trong mùa hè này, mẹ hãy bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh với vài mẹo được các bác sĩ nhi khoa gợi ý sau đây.

Trẻ em rất dễ bị tổn thương trước ánh nắng mặt trời

Được vui chơi ngoài trời là niềm hạnh phúc của trẻ nhỏ. Qua đó, chúng sẽ học được cách kết nối với mọi thứ xung quanh và không ngừng học hỏi. Tuy nhiên các hoạt động nên được kiểm soát để tia nắng gay gắt của mặt trời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn. Dưới đây là những mẹo hay giúp cơ thể trẻ luôn mát mẻ trong những ngày nhiệt độ leo thang.

Đặt ra khung thời gian cho bé vui chơi ngoài trời

Đừng giữ con ở trong nhà suốt cả mùa hè mà hãy lên khung thời gian cho phép bé chơi ngoài trời. Chỉ nên hạn chế thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đừng để trẻ tham gia vào các hoạt động vận động mạnh trong thời gian này để tránh mất sức, mất nước.

Xem thêm  Mật ong Manuka là gì? 7 tác dụng tuyệt vời của mật ong Manuka
Bạn có thể cho con vui chơi ngoài trời từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều

Nghỉ ngơi để làm mát cơ thể, mặc áo quần phù hợp

Khuyến khích trẻ em nghỉ ngơi trong nhà hoặc nơi có bóng mát, đặc biệt khi đang tập thể dục hoặc chơi đùa. Dạy cho trẻ nhận biết rằng cần tìm nơi mát mẻ ngay lập tức nếu cảm thấy quá nóng. Ưu tiên chọn quần áo màu nhạt, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt để giúp trẻ luôn cảm thấy thoáng mát suốt cả ngày. Đội mũ và sử dụng kem chống nắng cũng là hai điều không thể bỏ qua!

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước

Khuyến khích trẻ em uống đủ nước hoặc các loại nước điện giải, ngay cả khi không cảm thấy khát. Tránh uống các loại đồ uống có đường như nước ngọt, trà ngọt và đồ uống có chứa caffeine.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nóng 2
Hãy đảm bảo bé được uống đầy đủ nước để có đầy đủ chất điện giải trong cơ thể

Chú ý đến các triệu chứng gây bệnh

Các dấu hiệu phổ biến của các bệnh liên quan đến nhiệt độ, bao gồm chuột rút, kiệt sức do mất nước và sốc nhiệt.

Chuột rút là biểu hiện nhẹ, có thể xuất hiện đầu tiên để phụ huynh có thể phát hiện và nhận ra sớm. Biểu hiện có thể gây ra chuột rút, co cứng chân tay hoặc trẻ quấy khóc kêu đau. Hầu hết các triệu chứng sẽ giảm đi sau vài giờ khi nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nóng 3
Chú ý đến các dấu hiệu của kiệt sức ở trẻ

Sốc nhiệt là triệu chứng bệnh nguy hiểm nhất, có thể có các triệu chứng như thở nhanh, tăng nhịp tim, đau đầu nghiêm trọng, chóng mặt, mệt, ngất xỉu, không hoặc ít mồ hôi, nhiệt độ cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép và da ửng đỏ nóng và khô. Sốc nhiệt là tình trạng cấp cứu và có thể gây tử vong, vì vậy cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Xem thêm  Ăn xong bao lâu thì tập thể dục sẽ không tổn hại cho sức khỏe?

Cách điều trị triệu chứng bệnh liên quan đến nhiệt độ ở trẻ em

Nếu phát hiện trẻ em có triệu chứng của kiệt sức do nhiệt, điều quan trọng nhất cần làm là lập tức đưa chúng vào nhà hoặc nơi mát mẻ. Tiếp đến cởi bỏ hết quần áo, đặt khăn ướt mát lên da. Nếu trẻ tỉnh táo thì từ từ cho uống nước mát, yêu cầu bé nằm xuống và kê cao chân. Nếu trẻ nôn mửa, điều chỉnh tư thế nằm nghiêng về một bên để tránh bị nghẹn.

Dù bệnh do nhiệt ở trẻ em có thể gây sợ hãi và lo lắng, nhưng có nhiều cách để ba mẹ có thể áp dụng để bảo vệ con mình. Trường hợp nếu các triệu chứng quá nặng, cần liên hệ và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments