Khi cơ thể thiếu đi một chất quan trọng nào đó thì chắc chắn sẽ không khoẻ khoắn như bình thường và nếu để kéo dài thì tác hại sẽ càng nghiêm trọng. Trong số các chất này, vitamin B là một nhân tố quan trọng để duy trì sức khoẻ của các tế bào, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Vitamin B1
Phần lớn vấn đề thiếu vitamin B1 là do nguyên nhân nghiện rượu. Việc này sẽ gây ra hội chứng WKS (Wernicke-Korsakoff – rối loạn não do thiếu vitamin B1). Người bị hội chứng này sẽ ngứa, tê bàn tay và bàn chân, lú lẫn, mất trí nhớ, thậm chí bị bệnh não WE (Wernicke) rất nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B1:
- Sụt cân;
- Không có cảm giác thèm ăn;
- Có vấn đề về tim;
- Có vấn đề về trí nhớ, hay nhầm lẫn;
- Giảm khối lượng cơ bắp;
- Ngứa, tê ở bàn tay và bàn chân;
- Phản xạ không tốt.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B1:
- Người cao tuổi;
- Người nghiện rượu;
- Người bị suy tim;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS;
- Người bị đái tháo đường;
- Người đã phẫu thuật tầng sinh môn.
Vitamin B2
Tình trạng thiếu vitamin B2 rất hiếm gặp, có thể xảy ra khi bị rối loạn nội tiết như những vấn đề liên quan đến tuyến giáp hoặc một số bệnh khác. Nếu thiếu vitamin B2 nghiêm trọng sẽ dẫn đến đục thuỷ tinh thể và thiếu máu. Phụ nữ mang thai bị thiếu hụt vitamin B2 sẽ tăng nguy cơ con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B2:
- Loét khoé miệng;
- Các bệnh về da;
- Rụng tóc;
- Sưng miệng, sưng cổ họng;
- Sưng môi, nứt nẻ;
- Đỏ và ngứa mắt.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B2:
- Người ăn chay;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú;
- Người không dùng các sản phẩm từ sữa.
Vitamin B3
Thiếu hụt vitamin B3 sẽ dẫn đến thiếu niacin, nếu nghiêm trọng sẽ gây ra bệnh Pellagra gây mất cân bằng acid amin trong cơ thể. Bệnh Pellagra không được điều trị sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ và hành vi.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B3:
- Da sần sùi;
- Da bị đổi thành màu nâu hoặc đỏ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời;
- Đau đầu, phiền muộn, mệt mỏi;
- Lưỡi đỏ tươi;
- Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B3:
- Người suy dinh dưỡng;
- Người bị rối loạn ăn uống;
- Người bị rối loạn sử dụng rượu;
- Người bị bệnh viêm ruột (IBD);
- Người bị bệnh AIDS;
- Người bị bệnh Hartnup (khó hấp thu vitamin B3 từ ruột và tái hấp thu từ thận);
- Người mắc hội chứng Carcinoid (gây ra các khối u phát triển trong đường tiêu hoá).
Vitamin B5
Vitamin B5 thường có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên. Do đó, việc thiếu hụt vitamin B5 rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hay bị suy dinh dưỡng thì có thể bạn sẽ bị thiếu vitamin B5.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B5:
- Cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, khó chịu;
- Thường xuyên đau đầu, rối loạn giấc ngủ;
- Dễ tức giận và cáu gắt;
- Tê bì hay nóng rát tay chân;
- Bị đau dạ dày, dễ buồn nôn.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B5:
- Người có gen đột biến thoái hoá thần kinh II liên quan đến pantothenate kinase.
Vitamin B6
Vitamin B6 giúp cơ thể chuyến hóa thức ăn thành năng lượng, chống nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cung cấp đủ vitamin B6 giúp phát triển não bộ của trẻ.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B6:
- Thiếu máu;
- Sưng lưỡi;
- Môi đóng vảy;
- Nứt khoé miệng;
- Suy giảm hệ miễn dịch;
- Lo lắng, phiền muộn.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B6:
- Người bị bệnh thận;
- Người đã từng được ghép thận;
- Người bị viêm đại tràng;
- Người bị bệnh Celiac;
- Người bị bệnh Crohn;
- Người nghiện rượu;
- Người bị bệnh rối loạn tự miễn trong cơ thể.
Vitamin B7
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B7:
- Tóc mỏng;
- Dễ gãy móng tay;
- Có vảy quanh miệng, mũi, mắt;
- Phiền muộn, mệt mỏi.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B7:
- Người bị rối loạn sử dụng rượu;
- Người bị rối loạn chuyển hoá hoặc thiếu hụt biotinidase;
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Vitamin B9
Vitamin B9 hay còn gọi là acid folic giúp kích thích sản sinh tế bào hồng cầu. Ngoài ra, vitamin B9 còn giúp giảm thiểu dị tật thai nhi.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B9:
- Đau đầu;
- Cáu gắt;
- Tim đập nhanh;
- Thay đổi da, móng hoặc tóc;
- Miệng hoặc lưỡi bị loét;
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B9:
- Phụ nữ mang thai;
- Người bị rối loạn sử dụng rượu;
- Người bị bệnh Celiac;
- Người bị viêm loét đại tràng;
- Người bị bệnh ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng.
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp điều hòa hệ thần kinh, tăng trưởng cơ thể. Vitamin B12 thường có trong thịt và các sản phẩm từ sữa, vì vậy những người ăn chay thường dễ mắc các bệnh do thiếu vitamin B12.
Dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B12:
- Ăn không ngon;
- Sụt cân;
- Mệt mỏi;
- Táo bón;
- Trí nhớ kém;
- Tê, ngứa ở bàn tay và bàn chân.
Những đối tượng có thể bị thiếu hụt vitamin B12:
- Người cao tuổi;
- Người bị bệnh Celiac;
- Người bị bệnh Crohn;
- Người ăn thuần chay;
- Người đã từng phẫu thuật dạ dày hoặc cắt bỏ dạ dày;
- Người bị bệnh ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Để phòng tránh thiếu hụt vitamin B, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống với các loại thịt, rau xanh, trái cây, hạt,… Trong trường hợp bạn không thể nạp vitamin B qua chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung vitamin B qua các sản phẩm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng. Nếu có các dấu hiệu trên và nghi ngờ cơ thể mình thiếu vitamin B, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Trên đây là bài viết về các dấu hiệu nhận biết dấu hiệu thiếu hụt các loại vitamin B trong cơ thể. Khi phát hiện kịp thời, bạn sẽ có biện pháp khắc phục, tránh nguy cơ dẫn đến những tác hại xấu hơn cho cơ thể. Chúc bạn luôn khoẻ mạnh!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.