Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhLàm gì khi bị bọ chét cắn? Cách xử lý hiệu quả...

Làm gì khi bị bọ chét cắn? Cách xử lý hiệu quả nhất


Nhiều gia đình có thú vui nuôi thú cưng, nhưng những vật nuôi này lại có thể mang các loại ký sinh như bọ chét gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu chẳng may bị bọ chét cắn sẽ xuất hiện phản ứng ngứa ngáy khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên làm gì khi bị cắn? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Những đối tượng nào có nguy cơ bị bọ chét cắn?

Hầu hết mọi đối tượng từ các loài vật nuôi có vú đến con người đều có nguy cơ bị bọ chét cắn. Trong số đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bọ chét tấn công nhất. Các vết cắn thường gây cảm giác ngứa, phát ban, khó chịu và thậm chí là mưng mủ. Loại côn trùng này cũng có thể là vật trung gian mang các mầm bệnh như sán dây, dịch hạch hay các loại ký sinh trùng khác từ động vật sang người.

Hầu hết mọi đối tượng đều có khả năng bị bọ chét cắn

Về cơ bản, rất khó để loại bỏ hoàn toàn bọ chét khỏi môi trường sống. Bởi chúng có khả năng tồn tại hơn 100 ngày mà không cần hút máu từ chủ nhân. Đa số các vết cắn từ bọ chét có thể gây dị ứng và kích ứng da. Tuy nhiên, chúng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Bọ chét thường có 6 chân, những móng vuốt khỏe mạnh ở chân sẽ giúp chúng bám chặt vào vật chủ. Miệng của bọ chét có một vòi nhỏ để đâm thủng da, hút máu và tiết nước bọt vào máu của vật chủ. Khi nước bọt của bọ chét đi vào máu, cơ thể sẽ phản ứng với nước bọt như một chất gây dị ứng. Lúc này, để loại bỏ chất gây dị ứng hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamine tại vùng bị cắn, gây ngứa và sưng. Và bất cứ ai bị cắn cũng đều có phản ứng dị ứng với vết cắn.

Xem thêm  Chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa được không? Lưu ý khi dùng lá vú sữa chữa đau dạ dày

Hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị bọ chét tấn công

Khi bị bọ chét cắn, người bị cắn thường sẽ có cảm giác rất ngứa, thậm chí xuất hiện tình trạng đau nhói ở vùng da xung quanh vết cắn. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện tình trạng phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn.

Khi phát hiện bị bị chét cắn thì điều đầu tiên cần lưu ý là hạn chế gãi vào vết cắn. Bởi hành động gãi có thể làm da tổn thương nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng không được dùng vật nhọn để chọc cho nốt đỏ chảy nước để tránh làm vết cắn nghiêm trọng hơn.

Làm gì khi bị bọ chét cắn? Cách xử lý hiệu quả nhất 2
Không nên gãi vào vết cắn để tránh gây tổn thương da

Tuy bị bọ chét cắn không gây nguy hiểm, nhưng nếu không biết xử lý kịp thời và đúng cách, vết cắn có thể lan rộng và gây tổn thương da. Vì vậy, bạn nên làm theo các bước dưới đây để xử lý vết cắn hiệu quả:

  • Bước 1: Hòa tan một ít xà phòng vào nước ấm và dùng dung dịch này để nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị cắn.
  • Bước 2: Sử dụng thuốc chống côn trùng để thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Bước 3: Để giảm sưng, bạn có thể dùng khăn tay bọc túi đá để chườm lạnh lên vùng da bị cắn trong khoảng 10 phút. Sau đó nhấc ra rồi lặp lại quá trình này khoảng 2 – 3 lần để giảm sưng.
  • Bước 4: Làm sạch da một lần nữa bằng nước ấm để ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng hơn.
Xem thêm  Cách dùng húng quế chống muỗi hiệu quả

Như vậy, chỉ cần thực hiện theo 5 bước trên sẽ giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau rát do bị bọ chét cắn. Trong trường hợp nếu vết thương vẫn tiếp tục lan rộng và có những dấu hiệu bất thường khác như khó thở, buồn nôn, sưng môi hoặc mặt, đau dữ dội xung quanh vết cắn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để tránh bị bọ chét cắn?

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa: Loại côn trùng này thường bám trên lông vật nuôi trong nhà, vì vậy, hãy đảm bảo vệ sinh và tắm rửa cho thú cưng thường xuyên. Đồng thời, làm sạch nơi vật nuôi nằm nghỉ, hút bụi nhà cửa và thường xuyên sử dụng thuốc diệt bọ chét để giữ không gian sạch sẽ.
  • Sử dụng tỏi: Việc ăn nhiều tỏi hàng ngày có thể giúp tránh bị bọ chét tấn công. Bọ chét không thích mùi tỏi và nó có thể đẩy chúng đi xa.
  • Sử dụng hương liệu tự nhiên: Sử dụng giấy thơm hoặc tinh dầu có mùi hương chanh, cam để đuổi bọ chét. Bọ chét không thích mùi hương này và sẽ tránh xa.
Làm gì khi bị bọ chét cắn? Cách xử lý hiệu quả nhất 3
Nên hạn chế tối đa các tác nhân khiến bọ chét xuất hiện trong nhà

Những biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bọ chét cắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng bọ chét trong nhà vẫn diễn ra nghiêm trọng, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ dịch vụ chuyên nghiệp hoặc chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát côn trùng để giải quyết tình huống hiệu quả hơn.

Xem thêm  Hướng dẫn chăm sóc sau mổ sỏi thận đúng cách

Trên đây là tổng hợp những điều mà bạn cần biết khi bị bọ chét cắn để giúp giảm sưng và giảm ngứa nhanh chóng. Mặc dù trong hầu hết trường hợp, tình trạng kích ứng da có thể tự hết mà không cần điều trị nhưng để tránh gây nhiễm trùng, điều quan trọng là không làm trầy xước vết bọ chét cắn trên da. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để làm giảm triệu chứng ngứa.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments