Nhiều trẻ nhỏ chưa biết nói hoặc thể hiện sự khó chịu trên cơ thể. Nếu con bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi trẻ em bị Covid cần làm gì?
Các triệu chứng khi trẻ bị Covid-19
Các triệu chứng phổ biến nhất ở người lớn là sốt và ho, nhưng những trường hợp nặng hơn có thể bao gồm viêm phổi, khó thở, sốc và đông máu lan tỏa. Trẻ em khi bị nhiễm Covid-19 cũng có thể gặp những triệu chứng này nhưng ít có trường hợp bị bệnh nặng hơn. Khi trẻ bị mắc Covid có những triệu chứng như sau:
- Ho, sốt hoặc ớn lạnh;
- Khó thở hoặc thở nhanh;
- Đau nhức cơ;
- Đau rát họng, vị giác hay khứu giác sẽ giảm hoặc mất khiến trẻ ăn không ngon;
- Tiêu chảy;
- Đức đầu, mệt mỏi;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Sốt và ho là những triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus Covid-19 ở cả người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể bị viêm phổi, có hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Trẻ em cũng có thể bị đau họng, mệt mỏi và tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ nên cẩn thận nếu con được chẩn đoán hoặc có biểu hiện các triệu chứng của Covid-19, vì các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19 có thể xảy ra ở trẻ em.
Trẻ em có vấn đề sức khỏe nhất định có thể gặp các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như: Rối loạn di truyền, rối loạn thần kinh nghiêm trọng, bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu hồng cầu hình liềm, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hen suyễn và các bệnh về phổi khác hoặc hệ miễn dịch yếu ở trẻ em.
Khi có những triệu chứng trên trẻ có thể đã bị mắc Covid và cha mẹ cần phân biệt với cảm cúm thông thường. Vậy khi trẻ em bị Covid cần làm gì và chăm sóc trẻ như thế nào?
Khi trẻ em bị Covid cần làm gì?
Hiện nay đại dịch Covid đã qua, nhưng một số trẻ vẫn có thể bị nguy hiểm khi bệnh tiến triển nặng. Vậy khi trẻ em bị Covid cần làm gì? Những vấn đề mà phụ huynh cần chú ý.
Trẻ em có thể không nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ, chăm sóc con để trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Hiện nay dịch Covid-19 đã qua và không còn ảnh hưởng nhiều đến tính mạng và lây bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi trẻ bị Covid không cần cách ly như trước mà cha mẹ có thể chăm sóc con trực tiếp. Để đảm bảo điều trị hiệu quả bệnh Covid-19, cha mẹ cần nghiêm túc thực hiện những điều sau:
- Đo nhiệt độ của con trẻ ít nhất hai lần một ngày hoặc khi con bạn có dấu hiệu sốt.
- Nếu con bạn sốt trên 38,5 độ, có thể dùng paracetamol để hạ sốt. Liều khuyến cáo là 10 đến 15 mg/kg/liều cứ sau 4 đến 6 giờ, không quá 4 lần một ngày.
- Nếu trẻ có triệu chứng ho, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc ho nhưng ưu tiên các sản phẩm thảo dược như xuyên tâm liên.
- Nếu con bạn bị sốt hoặc tiêu chảy, hãy đảm bảo uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải.
- Cho bé mặc quần áo thoải mái, đảm bảo phòng cách ly khô ráo, khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào.
- Chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối, rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
- Cha mẹ phải cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì mẹ nên ăn uống đầy đủ để trẻ có thể nhận đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ. Đồng thời, khuyến khích bé vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Bên cạnh đó, khi trẻ mắc Covid, phụ huynh cần tránh những điều sau:
- Không sử dụng cùng lúc hai loại thuốc giảm ho hoặc sử dụng thuốc giảm ho có chứa thành phần chống dị ứng, giảm ho khi chưa được phép.
- Không lạm dụng các loại vitamin như vitamin C, vitamin tổng hợp.
- Không hấp lá hoặc tinh dầu nếu con bạn mắc bệnh Covid-19. Những thứ này không có tác dụng điều trị và có thể làm tăng sự khó chịu cũng như nguy cơ bị bỏng của con bạn.
- Không dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng các đơn thuốc trên mạng.
- Không nên chia sẻ đơn thuốc vì mỗi cá thể có một phương pháp chữa trị khác nhau.
Khi nào trẻ cần đến cơ sở y tế?
Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm virus Covid-19, thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 4 đến 5 ngày. Trẻ em có thể không có triệu chứng nhưng hầu hết thường có các triệu chứng sớm như ho, sốt, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi, nôn mửa và tiêu chảy. Hầu hết các triệu chứng đều nhẹ và trẻ có thể tự khỏi. Nếu được chăm sóc thích hợp, quá trình phục hồi sẽ diễn ra trong vòng 1 đến 2 tuần.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám khi có các triệu chứng sau:
- Trẻ sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, chân tay sưng tấy, mẩn ngứa, đau họng.
- Trẻ nôn mửa, co giật và khó thở.
- Trẻ nhỏ ngừng uống nước, bú mẹ, không khóc và mất tập trung.
Ngoài các triệu chứng kể trên, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra mạch, nhịp thở, huyết áp, nồng độ SpO2 của con mình. Nếu nhịp thở của con bạn lớn hơn 40 nhịp thở mỗi phút (đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi) hoặc hơn 30 nhịp thở mỗi phút (đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi) hoặc nếu SpO2 dưới 95%, phụ huynh cần phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được hỗ trợ.
Mặc dù hiện nay đại dịch Covid-19 đã qua đi, như không phải vì vậy mà các bậc phụ huynh chủ quan khi con mắc Covid. Lúc này, cha mẹ nên vệ sinh cẩn thận, đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ và bổ sung đầy đủ các nhóm chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trẻ em bị Covid cần làm gì. Covid có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, chính vì thế phụ huynh cần cẩn trọng khi chăm sóc trẻ bị Covid tại nhà, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.