Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp không ít những khó khăn và trở ngại vì những cơn đau khác nhau, bao gồm hiện tượng gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu? Biện pháp để làm thuyên giảm cơn đau là gì?
Gò tử cung là gì?
Cơn gò tử cung hay cơn gò bụng là hiện tượng co thắt và giãn nở trong tử cung của chị em phụ nữ khi mang thai. Ban đầu, khi tử cung co bóp, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung của mình cứng lại và mềm ra sau đó.
Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người, cơn gò tử cung sẽ được biểu hiện theo cách khác nhau, có người sẽ cảm giác bị nhói hai bên thành bụng, một số khác lại miêu tả cơn đau giống như hiện tượng đau bụng do đến tháng. Ngoài ra, những cơn gò bụng này cũng có thể nhẹ, hoặc có thể mạnh để khiến mẹ bầu phải ngừng việc đang làm.
Gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Hiện tượng gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ có những nguyên nhân khác nhau.
Với những cơn gò chỉ biểu hiện nhẹ, không nguy hiểm, có thể có những nguyên nhân như sau:
- Sự thay đổi của hormone trong cơ thể, khiến mẹ bầu liên tục bị ốm nghén và nôn mửa, từ đó dẫn đến tình trạng căng tức ở khu vực bụng.
- Do hiện tượng trứng làm tổ trên thành của tử cung.
- Trường hợp dây chằng xung quanh tử cung bị giãn ra ở giai đoạn em bé đang dần phát triển.
- Các vấn đề về tiêu hoá phổ biến và thường gặp trong thai kỳ như táo bón.
- Mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu, gây cảm giác gò bụng và căng chướng.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng gò tử cung xuất hiện liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã nhận được sự tư vấn của bác sĩ, mẹ bầu cần cực kỳ chú ý bởi có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Viêm ruột thừa;
- Tiền sản giật;
- Mang thai ngoài tử cung;
- Doạ sảy thai.
Nếu gặp hiện tượng gò tử cung phải làm sao?
Cơn gò bụng xuất hiện sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, với những cơn gò tử cung không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng một số biện pháp giúp mẹ bầu cảm thấy đỡ hơn tại nhà như:
- Tập hít thở mỗi ngày hoặc tham khảo những động tác của các bài tập thở sâu.
- Tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn và dễ chịu, tuy nhiên cũng nên lưu ý là không nên tắm và ngâm mình trong nước quá nóng.
- Uống nước ấm và đảm bảo cơ thể được cung cấp lượng nước cần thiết cho một ngày.
- Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh hiện tượng gò tử cung do khó tiêu, đồng thời giúp mẹ bầu đỡ ngán khi ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một bữa.
- Thay đổi các tư thế khi nằm.
- Di chuyển chậm và nhẹ nhàng để tránh tác động làm cơn gò trở nên đau hơn.
- Thư giãn bằng cách nghe nhạc hoặc ngồi thiền.
- Uống thuốc có chứa acetaminophen: Các loại thuốc có chứa thành phần này như Tylenol thường được sử dụng phổ biến ở các mẹ bầu để giúp giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách dùng để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Khi nào mẹ bầu cần phải đến bác sĩ?
Với những trường hợp cơn gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu ở mức nhẹ và được xác định không ảnh hướng đến sức khỏe, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp đơn giản tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, bạn cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện nguy hiểm sau:
- Đau bụng dữ dội và kéo dài liên tục;
- Chảy máu ở âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường;
- Cảm giác đau rát và châm chích khi đi tiểu;
- Đau nhức khi đi đại tiện.
Hiện nay có một số phương pháp mẹ bầu sẽ phải thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu. Bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm để giúp tìm ra nguyên nhân gây đau bụng như sau:
- Kiểm tra nước tiểu để kiểm tra xem bạn vẫn đang có thai hay không, đồng thời xác định liệu mẹ bầu có đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI, viêm bàng quang)…
- Kiểm tra nước tiểu;
- Siêu âm;
- Khám âm đạo;
- Xét nghiệm máu.
Gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu tuy không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng cần nắm rõ nguyên nhân, chủ động theo dõi tiến triển của bệnh và có những biện pháp xử lý cẩn thận. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự phát triển an toàn của thai nhi, bạn cần đến ngay bác sĩ nếu tình trạng này không thuyên giảm và phát hiện có dấu hiệu nghiêm trọng dần, nhằm tránh các rủi ro không may có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai tháng thứ 5
- Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.