Đau đại tràng là một tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân. Quan tâm đến vấn đề ăn uống là một trong các phương pháp giúp bệnh nhân bị đau đại tràng hồi phục nhanh chóng hơn.
Tổng quan về căn bệnh đau đại tràng
Trước khi khám phá thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng, bạn nên tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến căn bệnh này.
Đại tràng là bộ phận có chiều dài khoảng 1.2 – 1.5m. Chúng còn được gọi với tên gọi khác là ruột già. Ruột già chia thành 3 phần bao gồm manh tràng, kết tràng và cuối cùng là trực tràng.
Một khi rơi vào tình trạng viêm, đại tràng có thể gây ra những cơn đau dai dẳng cùng một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này khiến chế độ sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơn đau đôi lúc âm ỉ, đôi lúc lại dữ dội. Không chỉ vậy, bệnh nhân sẽ rơi vào cảm giác óc ách bụng, đầy hơi cực kỳ khó chịu.
Thực chất, đại tràng có kích thước khá dài với hình dạng gấp khúc đặc biệt phức tạp. Vì vậy, khi tình trạng viêm diễn ra, bệnh nhân có cảm giác đau tại nhiều vị trí khác nhau. Thông thường, dấu hiệu nhận biết đau đại tràng chính là vị trí đau tại bụng trái, dưới rốn, mạn sườn, hạ sườn hoặc tại hố chậu, thượng vị, hạ vị. Một số khác đau ở nhiều vị trí khác nhau tại khu vực ổ bụng.
Ngoài biểu hiện đau bụng, các bệnh nhân viêm đại tràng còn có một số triệu chứng khác, có thể kể đến như:
- Thay đổi tần suất đi ngoài, đi đại tiện nhiều lần (6 – 7 lần) trong ngày.
- Đặc điểm phân có sự thay đổi. Đôi lúc phân lỏng, lúc lại rắn hay nát. Phân thường kèm theo mùi tanh và có máu hoặc dịch mủ.
- Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sốt, chán ăn, nhức đầu, khó thở, cơ thể suy nhược,…
- Khi hấp thụ các loại thức ăn dầu mỡ hay đồ sống, bệnh nhân ngay lập tức có thể bị đau bụng và đi ngoài liên tục.
Viêm đại tràng là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đó là khi bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Mặt khác, khi căn bệnh không được điều trị hay bệnh nhân tự ý dùng thuốc tại nhà, không điều trị dứt điểm, có khả năng khiến bệnh tình tiến triển nặng. Thậm chí bệnh có thể biến chuyển thành ung thư đặc biệt nguy hiểm. Một số các biến chứng của viêm đại tràng như xuất huyết ở đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng,… Những biến chứng kể trên đều cực kỳ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên tắc thiết lập thực đơn ăn uống cho người đau đại tràng
Bệnh nhân bị đau đại tràng cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng, giảm bớt những cơn đau. Điều này còn giúp người bệnh hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để có thể thiết lập một thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ hàm lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể của bệnh nhân. Nhu cầu về chất đạm của mỗi người là khác nhau. Do đó, bạn cần chú ý đến hàm lượng để có thể bổ sung một cách phù hợp. Thông thường, có thể cung cấp dựa trên tỷ lệ 1g/kg/ngày.
- Hạn chế hết mức việc tiêu thụ chất béo. Không nên để người bệnh hấp thụ quá 15 gram chất béo mỗi ngày.
- Đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, muối khoáng và vitamin cũng là những dưỡng chất đặc biệt quan trọng.
Dựa trên thể trạng sức khỏe của mỗi người, có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống như sau:
- Xuất hiện tình trạng táo bón: Người bệnh nên giảm hàm lượng chất béo tiêu thụ. Theo đó, tăng cường lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế việc ăn quá nhiều trong một lần. Hãy chia lượng thức ăn của người bệnh thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp cơ thể họ có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và việc ăn uống không trở nên quá khó khăn.
- Xuất hiện tình trạng tiêu chảy: Hạn chế việc hấp thụ loại chất xơ không tan. Bên cạnh đó, các loại trái cây khô và cứng cũng không nên xuất hiện trong chế độ ăn của bệnh nhân đau đại tràng. Chú ý và đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế cho người bệnh ăn rau củ sống.
- Không nên sử dụng các loại chất kích thích bao gồm cà phê, rượu bia, trà,…
- Hạn chế chế biến món ăn theo kiểu chiên, rán, xào. Ưu tiên nấu ăn theo phương pháp hấp và luộc.
- Ưu tiên việc sử dụng các loại thực phẩm có thể cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất như thịt nạc, khoai tây, gạo, các loại rau xanh, trái cây,…
- Hạn chế việc hấp thụ các loại đồ ngọt bao gồm bánh kẹo, mứt. Những loại đồ ăn này khiến bệnh nhân dễ bị đầy bụng và chướng hơi.
Gợi ý xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng
Để thiết lập thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng một cách hợp lý, bạn có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:
Ngày đầu tiên
Thực đơn ngày đầu tiên bao gồm:
- Bữa sáng: Cháo thịt heo băm nhuyễn cùng cà rốt. Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 70 gram gạo, 50 gram thịt heo và 50 gram cà rốt tươi.
- Bữa phụ: 160 gram trái cây hoặc 1 hũ sữa chua không đường.
- Bữa trưa: 2 chén cơm cùng 100 gram bí xanh luộc, 1 quả trứng gà luộc, 40 gram thịt nạc.
- Bữa tối: 2 chén cơm, 100 gram bông cải xào, 80 gram cá hồi áp chảo.
Ngày thứ hai
Thực đơn ngày thứ hai bao gồm:
- Bữa sáng: Miến xào cua với nguyên liệu 60 gram miến khô, 50 gram rau củ các loại, 50 gram thịt cua.
- Bữa phụ: 160 gram trái cây cùng 1 hũ sữa chua không đường.
- Bữa trưa: 1 chén cơm, 60 gram thịt heo luộc, 150 gram bông cải và cà rốt xào, 1 trái chuối.
- Bữa tối: 1 chén cơm, 100 gram su su luộc, 50 gram cá quả hấp.
Ngày thứ ba
Thực đơn ngày thứ ba bao gồm:
- Bữa sáng: Cháo rau củ cá hồi với 50 gram gạo, 50 gram cá hồi và 50 gram rau củ.
- Bữa trưa: 2 chén cơm, 130 gram cà chua nhồi thịt, 100 gram rau cải và nấm xào.
- Bữa tối: 2 chén cơm, 100 gram canh thịt heo xay cùng rau cải, 60 gram cá nục kho.
Ngày thứ tư
Thực đơn ngày thứ tư bao gồm:
- Bữa sáng: 1 tô phở gà, 100 gram canh thịt heo xay cùng rau cải.
- Bữa trưa: 2 chén cơm, 100 gram bắp cải luộc, 75 gram tôm rim.
- Bữa tối: 2 chén cơm, 100 gram rau muống xào hoặc luộc, 80 gram thịt gà kho gừng (thịt gà không da).
Ngày thứ năm
Thực đơn ngày thứ năm bao gồm:
- Bữa sáng: Nui xào với 120 gram nui, 50 gram bông cải xanh, 50 gram tôm.
- Bữa trưa: 2 chén cơm, 50 gram đậu phụ luộc, 75 gram cá kho tộ, 100 gram canh bầu với tép.
- Bữa tối: 2 chén cơm, 100 gram canh cà rốt cùng khoai tây, 70 gram sườn nướng.
Ngày thứ sáu
Thực đơn ngày thứ sáu bao gồm:
- Bữa sáng: 1 tô bún bò với 120 gram bún, 50 gram bắp bò cùng rau các loại.
- Bữa trưa: 2 chén cơm, 100 gram rau củ các loại, 100 gram thịt viên sốt cà chua.
- Bữa tối: 1 tô cháo tôm với 50 gram gạo, 50 gram tôm và 50 gram hạt sen.
Ngày thứ bảy
Thực đơn ngày thứ bảy bao gồm:
- Bữa sáng: Cháo trứng gà với 50 gram gạo, 2 quả trứng gà.
- Bữa trưa: 2 chén cơm, 100 gram canh sườn rau củ các loại, 80 gram cá hồi áp chảo.
- Bữa tối: 2 chén cơm, 100 gram bông cải luộc, 100 gram thịt gà xào ớt chuông.
Áp dụng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng và các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để bổ sung một số loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh.
Xem thêm:
- Bí quyết xây dựng thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày
- Chế độ ăn uống lành mạnh là gì cùng những lưu ý
- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho tuổi dậy thì
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.